Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 38, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS nắm được

 - Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước.

 - Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.

 2. TT:

 - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.

 - Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.

 3. RLKN:

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử, kể chuyện để bổ sung cho bài học.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 38, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 38
Bài 19 :CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 –1427)
S: 26/12/2012 
G: 02/01/2013 
I – THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA ( 1418- 1423 )
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS nắm được
	- Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. 
	- Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
	2. TT:
	- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
	- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.
	- Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
	3. RLKN:
 	- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử, kể chuyện để bổ sung cho bài học.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập 
	2. Bài cũ : ( 5 phút)
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ? Nguyên nhân thất bại?
- Dùng bảng phụ gọi HS lên bảng làm bài tập trắc nghiệm .
 - Chính sách cai trị của nhà Minh:
 a- Chính trị:..
 b- Kinh tế: ..
 c- Xã hội:. 
 d- Văn hóa giáo dục
	3. Bài mới ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Quân Minh đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân ta khắp nơi đứng lên chống giặc Minh.Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc kn Lam sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết ở vùng Tây Thanh Hóa
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* HĐ1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ( 15 phút)
- KT: Những nét chính về Lê lợi , Nguyễn Trãi, những người lãnh đạo của cuộc kn.
- KN: Kể chuyện lịch sử
- GD: Ghi nhớ công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Cho HS đọc đoạn đầu SGK/84
- Lê Lợi là người như thế nào ? (GV tham khảo tư liệu SGV/116) Ông có những việc làm nào ?
- Lam Sơn là vùng đất như thế nào ?
 Cho HS đọc in nghiêng SGK → phân tích. 
- Việc chuẩn bị khởi nghĩa của Lê Lợi có tác động như thế nào đối với những người yêu nước ?
- HS đọc SGK→ phân tích(Nguyễn Trãi)
- Đầu 1416 có sự kiện gì xãy ra ?
- Cho HS đọc in nghiêng SGK/85 → phân tích.
- Lê Lợi quyết định dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?
Cho HS đọc SGK nói về Nguyễn Trãi
H : Tại sao Nguyễn Trãi tìm về Lam Sơn cùng Lê Lợi?
-HS Trả lời GV bổ sung tạo biểu tượng về Nguyễn Trãi
* HĐ 2: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ( 17 phút)
- Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân như thế nào ?
- Nghĩa quân đối phó với tình hình đó như thế nào ?
- GV tường thuật trên lược đồ 3 lần rút lên núi Chí Linh của nghĩa quân Lam Sơn.
- Cho HS lên tường thuật lại giải pháp rút lên núi Chí Linh 3 lần của nghĩa quân.
- GV phân tích những khó khăn → giáo dục lòng cảm phục, yêu nước của HS.
- Để thoát được tình hình xấu đó, Lê Lợi đã quyết định như thế nào ? 
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh ?
- Sau đó quân Minh có những việc làm gì ? Điều đó thể hiện điều gì ? 
GV: Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ không thành quân Minh tiếp tục tấn công ở giai đoạn II Þ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa :
+ Lê Lợi: Là hào trưởng địa phương, có lòng yêu nước, thương dân và có uy tín lớn.
- Chuẩn bị : Năm 1416 chiêu tập nghĩa sĩ, liên lạc các hào kiệt, xây dựng lực lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa.
- Tác động: thu hút nhiều người yêu nước khắp nơi tụ về .
- Đầu 1416 : tổ chức Hội thề Lũng Nhai → tinh thần đoàn kết đánh giặc.
-7/2/1418 Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, dựng cờ khởi ngĩa ở Lam Sơn.
+ Nguyễn Trãi Sinh 1380 là người học rộng tài cao, yêu nước nồng nàng thương dân hết mực.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn :
- Tình hình : Lực lượng còn yếu, gặp nhiều khó khăn .
- Giải pháp : Nghĩa quân ba lần rút lên núi Chí Linh chịu đựng nhiều khó khăn gian khổ nhiều tấm gương hi sinh dũng cảm xuất hiện. Tiêu biểu là Lê Lai.
- Mùa hè 1423 : Lê Lợi tạm hoà hoãn với quân Minh . 
- Cuối năm 1424 Quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới
	4. Củng cố: ( 5 phút) 
 - Em hãy nêu sự hiểu biết của em về Lê Lợi và Nguyễn Trãi?
 - Những năm đầu hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn như thế nào? Vì sao Lê Lợi quyết định tạm hòa hoãn với quân Minh?
	- Bài tập : vở bài tập LS NXBGD
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 19 (phần II ) (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctuan20tiet 38.doc
Giáo án liên quan