Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiết 2) - Lê Thị Nguyện

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

Lập niên biểu và trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ, những nét chính về diễn biến những chiến thắng tiêu biểu: Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa

Tinh thần bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân

Sự lãnh đạo tài tình của bộ tổng tham mưu đứng đầu là Lê Lợi.

 2. Thái độ:

Thấy được tinh thần vượt khó, anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn

GD học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.

Bồi dưỡng cho HS lòng quyết tâm vượt khó vươn lên trong học tập

 3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, sưu tầm, tham khảo các tài liệu lịch sử phục vụ cho bài học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, học bài theo yêu cầu giáo viên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiết 2) - Lê Thị Nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 20	Ngaøy soaïn: 27/12/ 2014
Tieát : 37	Ngaøy daïy: 30/12/ 2014
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427) ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Lập niên biểu và trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ, những nét chính về diễn biến những chiến thắng tiêu biểu: Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa
Tinh thần bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân
Sự lãnh đạo tài tình của bộ tổng tham mưu đứng đầu là Lê Lợi.
 2. Thái độ:
Thấy được tinh thần vượt khó, anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn
GD học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
Bồi dưỡng cho HS lòng quyết tâm vượt khó vươn lên trong học tập
 3. Kĩ năng:
Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, sưu tầm, tham khảo các tài liệu lịch sử phục vụ cho bài học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, học bài theo yêu cầu giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Em hãy cho biết vài nét về Lê Lợi và Nguyễn Trãi? Vì sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được nhiều hào kiệt và nhân dân ủng hộ?
Em hãy trình bày diễn biến những năm đầu hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1423).
 2.Giới thiệu bài mới: Trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, vượt hi sinh, thiếu thốn nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của bộ tổng tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đưa cuộc khởi nghĩa chuyển sang thời kì mới với những thắng lợi đầu tiên. Để biết được những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân chúng ta cùng tìm hiều tiết 2 của bài học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự kiện giải phóng Nghệ An(10’)
? Em hãy cho biết vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ?
HS: Dựa vào SGK suy nghĩ trả lời
GV: Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, hiểm trở, có thể dựa vào để quay ra đánh lấy Đông Đô. Vì thế Lê Lợi đã chấp nhận kế hoạch của Nguyễn Chích
? Em hãy cho biết vài nét về Nguyễn Chích?
HS (yếu): Dựa vào SGK trả lời
GV: Trình bày diễn biến giải phóng Nghệ An trên lược đồ, sau đó yêu cầu HS trình bày lại.
? Dựa vào lược đồ em hãy tường thuật diễn biến sự kiện giải phóng Nghệ An?
HS: Trình bày được diễn biến trên lược đồ
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
HS: Suy nghĩ trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự kiện giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (9’)
GV: Trên đà thắng lợi dưới sự chỉ huy các tướng Nguyên Hãn, Lê Ngân,nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
Trình bày trên lược đồ các thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425
? Dựa vào lược đồ em hãy trình bày ngắn gọn các thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425 ?
HS: dựa vào lược đồ trình bày
GV: Trình bày diễn biến những năm đầu của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. Sau đó yêu cầu HS trình bày lại
HS: Trình bày được diễn biến trên lược đồ
? Em hãy cho biết ý nghĩa của các thằng lợi đó?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Những thắng lợi đó góp phần cổ vũ cho tinh thần của nghĩa quân, thể hiện sự tài giỏi của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đứng đầu là Lê Lợi
Hoạt động 3: Tìm hiểu bước tiến công ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân(15’)
GV: Trên đà thắng lợi, 9/1426, Lê Lợi quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc
GV: Treo lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau, trình bày cho HS theo dõi, sau đó yêu cầu học sinh trình bày lại
? Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoach tiến quân ra Bắc của Lê Lợi và nhận xét về kế hoạch đó?
HS: Một học sinh lên trình bày, các HS khác theo dõi và các cặp thảo luận cặp về nhận xét kế hoạch đó
GV: Kế hoạch sáng tạo, cô lập giặc
? Em hãy cho biết sự hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa ( nêu những tấm gương tiêu biểu anh hùng, ủng hộ nghĩa quân của nhân dân)?
HS: Dựa vào SGK trả lời
? Nhờ ủng hộ của nhân dân cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân đã đạt những kết quả gì? Dựa vào lược đồ nêu các thắng lợi của nghĩa quân?
HS: Dựa vào lược đồ và SGK trình bày
GV: Thắng lợi đó đã đưa cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424-1426)
1. Giải phóng Nghệ An ( năm 1424)
 - Lê Lợi chấp nhận theo kế hoạch của Nguyễn Chích: ngày 12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng, sau đó hạ thành Trà Lân, tiến đánh Khả Lưu, giải phóng phần lớn Nghệ An
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)
Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân, quân Minh bị cô lập ,vây hãm
2. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động ( cuối năm 1426)
- Tháng 9/1226, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến quân ra Bắc
+ Đạo thứ nhất: giải phóng Tây Bắc, ngăn viện binh từ Vân Nam sang
+ Đạo thứ hai: giải phóng hạ lưu sông Hồng, chặn đường rút lui của giặc
+ Đạo thứ ba: Tiến thẳng về Đông Quan
- Nhờ sự ủng hộ của nhân dân nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, cô lập quân Minh ở thành Đông Quan
Cuộc khởi nghĩa chuyển sang phản công
 4. Củng cố: (2’)
 GV khái quát toàn bộ nội dung đã học: Thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích nghĩa quân tiến vào Nghệ An, phát triển lực lượng và giải phóng Nghệ An, tiếp đó là Tân Bình, Thuận Hóa. Tiếp nghĩa quân thực hiện kế hoạch tiến công ra Bắc của Lê Lợi và giành thắng lợi nhiều nơi nhờ sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn tiến công.
 Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài, làm các bài tập SGK trang 89.
Chuẩn bị phần tiếp theo: III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng ( cuối năm 1426- cuối năm 1427)
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu 7 tiet 38.doc