Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 - Nguyễn Đình Kiếm
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Lê Lợi và Nguyễn Trãi là linh hồn của cuộc khởi nghĩa.
- Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cuộc khởi nghĩa.
- Qua trình lớn mạnh của nghĩa quân.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
Giáo dục cho hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công đối với đất nước.
II. Phương pháp:
Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích .
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bia Vĩnh Lăng.
- Chân dung Nguyễn trãi.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.
2. Học sinh: Học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Ngày soạn: 24/12/2010 Ngày dạy: 27/12/2010 Tiết 37-Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1418 - 1427. I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Lê Lợi và Nguyễn Trãi là linh hồn của cuộc khởi nghĩa. - Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cuộc khởi nghĩa. - Qua trình lớn mạnh của nghĩa quân. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục cho hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công đối với đất nước. II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích . III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - Bia Vĩnh Lăng. - Chân dung Nguyễn trãi. - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 2. Học sinh: Học bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới. 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách đô hộ trên đất nước ta, nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh, ngay sau cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ. * Hoạt động 1:1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: 15’ - Mục tiêu: Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khỡi nghĩa quân Lam sơn. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: gọi hs đọc sgk. Gv : Giới thiệu bia Vĩnh Lăng. Gv: Em hãy cho biết đôi điều về Lê Lợi? Hs: Là một hào trưởng con của địa chủ bình dân, yêu nước, thương dân, cương trực, có uy tính. Gv: Lê Lợ từng nói: " Ta dấy quân đánh giặc không phải vì ham phú quý mà muốn cho đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo" Câu nói đó thể hiện điều gì? Hs: Ông là người yêu nước, không ham giàu, nói lên ý thức tự chủ của người dân Đại Việt. Gv: Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ? H: Lam Sơn. Gv: Vì sao ông chọn Lam Sơn làm căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa? Hs: Vị trí quan trọng, địa hình hiểm trở, quê hương của ông, chính quyền địch non yếu... Gv: Vì sao khi nghe tinh LL dựng cờ khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi hưởng ứng? Hs: - Ông là người có uy tính có ảnh hưởng lớn. - Nhân dân rất căm thù mông muốn đuổi giặc minh. - LL dốc hết tài sản chiêu tập nghĩa sĩ, ngẫm ngầm liên lạc với các hào kiệt xd lục lượng chọn Lam Sơn làm căn cứ. Gv: Em biết gì về Nguyễn Trãi? Hs: Theo sgk tr 85. Gv: Hội thề Lũng Nhai nói lên điều gì? Hs: Thể hiện sự đồng lòng, đồng sức, nguyện sống chết có nhau vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước, đặt cơ sở đầu tiên cho việc tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Lê Lợi là một hào trưởng, yêu nước thương dân. - Chọn Lam sơn làm căn cứ. - Nguyễn Trãi: học rộng tài cao, yêu nước thương dân. - Năm 1416, LL tổ chức lễ thề ở Lũng Nhai. - Tháng 2/1418, LL dựng cờ khởi nghĩa. *Hoạt động 2:2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn: 20’ - Mục tiêu: Nắm được nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam sơn giai đoạn 1418-1423, những khó khăn buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Lam sơn. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Tình hình hoạt động của nghĩa quân trong những năm đầu? Hs: Gv: Sau khi biết tinh LL dựng cờ khởi nghĩa quân Minh có hành động gì? Hs: Địch tấn công mạnh vào căn cứ Lam Sơn. Gv: Trước tình hình đó ta đối phó ntn? Hs: Gv: Khi rút lui ta gặp phải những khó khăn gì? Hs: Thiếu thốn lương thực, đường tiếp tế bị cắt, bao vây, cô lập, địch huy động một lực lượng lớn để bắt sống Lê Lợi. Gv: Đứng trước tình thế cấp bách nghĩa quân phải đối phó ntn? Hs: Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết dẫn một toán quân phá vòng vây của giặc. Gv: em có suy nghĩ Giúp học sinh hiểu trước cái chết của Lê lai? Hs: Là gương hy sinh cao cả, anh dũng. Cái chết của ông đã cứu nghĩa quân thoát khỏi vòng nguy hiểm, cứu chủ tướng. Gv: giải thích rõ câu nói 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi. (22/8/1433) Gv: Trong lần này nghĩa quân gặp phải khó khăn gì? Hs: thiếu lương ăn trầm trọng, đói rét phải giết cả ngựa và voi để nuôi quân. Gv: Chủ trương của ta lúc này ? Hs: Gv: Vì sao ta quyết định tạm hoà? Hs: Tráng các cuộc bao vây để củng cố lực lượng. Gv: Vì sao quân Minh chấp nhận? Hs; Đánh mãi không thắng -> mua chuộc Lê Lợi. Gv: Chúng có thực hiện được không? và thái độ của chúng ? Hs: không, -> trở mặt tấn công. - Lực lượng ít, lương thực, vũ khí thiếu thốn. - Năm 1418, nghĩa quân rút lên núi Chí Linh. - Lê Lai cải trang làm Lê lợi cứu chủ tướng. - Cuối năm 1421, địch tấn công, ta phải rút lên núi Chí Linh. - Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoãn với địch. - Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công. 4. Củng cố: 7’ Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Gọi Hs lên chỉ lược đồ: tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1423? ? Tại sao Lê Lợi tạm hoà với địch? 5. Hướng dẫn - dặn dò: 2’ *. Bài cũ: - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Làm các bài tập ở sách bài tập. *Bài mới: - Soạn trước mục II vào vở soạn. - Tìm hiểu địa danh Nghệ An, tiểu sử Nguyễn Chích. - Tìm hiểu quá trình chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân. 6. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- tiet 37.doc