Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 35: Ôn tập - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Đại Việt qua các triều đại.

2 Kĩ năng:

- Giúp học sinh biết sử dụng biểu đồ, nhận xét đánh giá lịch sử.

3 Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bảng phụ

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định và tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu nguyên nhân xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ.

3. Giới thiệu bài mới:

GV khái quát lạikiến thức đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 35: Ôn tập - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18
Ngày soạn: 18 / 12 / 2010
Tiết: 35
Ngày dạy: 23 / 12 / 2010
ôn tập
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Đại Việt qua các triều đại.
2 Kĩ năng:	
- Giúp học sinh biết sử dụng biểu đồ, nhận xét đánh giá lịch sử.
3 Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bảng phụ
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định và tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu nguyên nhân xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ.
3. Giới thiệu bài mới:
GV khái quát lạikiến thức đã học.
I- Hướng dẫn học sinh ôn tập theo câu hỏi:
1- Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
- Xây dựng và củng cố chính quyền TW.
- Đặt niên hiệu nước “Thuận Thiên”.
- Bộ máy nhà nước tập trung .
- Xây dựng luật pháp và quân đội.
- Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại.
2- Nêu cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống?
- Năm 1075, nhà Lý chủ trương tập kích sang các thành Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm (đất Tống) để giành thế chủ động bất ngờ. (tiến công để tự vệ)
- Năm 1077, đọc bài thơ “Thần” để tạo nên sự linh thiêng, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
- Đợi giặc mệt mỏi, cuối năm 1077, vượt sông Như Nguyệt tập kích doanh trại địch.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, hoà giảià giảm bớt thương vong.
3- Nêu diễn biến ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần?
* Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
- Diễn biến:
+ Tháng 1- 1258, 3 vạn quân MC do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.
+ Ta thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống” khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm.
+ Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (phố Hàng Than – HN).
- Kết quả: quân MC rút khỏi Thăng Long chạy về nước (29/1/1258).
* Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên Mông (1285):
- Diễn biến:
+ Cuối tháng 1 - 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.
+ Quân ta chặn đánh một vài trận và chủ động rút lui về Vạn Kiếp sau đó về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng.
+ Cùng lúc đó Toa Đô từ Chăm pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, quân của Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam hòng tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta.
+ Nhân lúc giặc gặp khó khăn, nhà Trần cho quân phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi.
- Kết quả:
+ Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, Toa Đô bị chém đầu.
+ Sau gần 2 tháng, quân dân nhà Trần tiêu diệt 50 vạn quân Nguyên.
* Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên Mông (1287-1288):
(chiến thắng Bạch Đằng)
- Hoàn cảnh:
+ Tháng 1- 1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long.
+ Kế hoạch “vườn không nhà trống” của triều đình làm quân Nguyên tuyệt vọng. Nhà Trần quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến.
- Diễn biến :
+ Tháng 4 - 1288 quân thuỷ do Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
+ Ta nhử địch vào trận địa khi nước dâng cao.
+ Lúc nước rút, thuyền địch xô vào bãi cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ.
- Kết quả: 
+ Toàn bộ thuỷ binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Cánh quân bộ bị truy kích.
à Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
4- Cách đánh độc đáo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? 
- Thực hiện “vườn không nhà trống
- Tránh thế mạnh của giặc khi chúng mới đến xâm lược, vừa cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ, khi giặc khó khăn thì phản công. 
5- Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần? 
- Nguyên nhân: 
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc
+ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
+ Sự lãnh đạo tài tình của Trần Quốc Tuấn và các vương hầu nhà Trần
+ Tinh thần chiến đấu, hi sinh, quyết chiến của toàn dân ta, mà lòng cốt là quân đội nhà Trần.
+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. 
 - ý nghĩa: 
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Góp phần nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc. 
+ Góp phần xây dựng truyền thống quân sự của dân tộc. 
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
+ Ngăn chặn âm mưu xâm lược Nhật Bản và các nước ĐNA khác. 
6- Hãy trình bày tóm tắt những cải cách của Hồ Quý Ly?ý nghĩa tác dụng của các cải cách đó?
* Những biện pháp cải cách:
- Chính trị :
+ Sử dụng người có tài năng 
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính.
- Kinh tế tài chính phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy đinh lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: Ban hành chính sách hạn chế nô tì.
- Văn hoá giáo dục
+ Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Sửa đổi chế độ thi cử.
- Quân sự : Tăng cường củng cố quân sự, quốc phòng. 
* ý nghĩa tác dụng:
- Góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng khoảng
- Làm suy yếu thế lực nhà Trần.
- Làm tăng nguồn thu nhập và quyền lực của nhà nước.
- Văn hoá giáo dục có nhiều tiến bộ.
II- Bài tập:
(Hãy chọn những phương án đúng)
a) Đặc điểm của nền giáo dục thời Lý.
	A. Chủ yếu dạy học bằng chữ Hán
	B. Dạy học bằng cả chữ Nôm
	C. Thi cử đã có quy chế rõ ràng
	D. Chỉ có con nhà giàu và quan lại mới được học
	E. Dạy cả kinh phật và đạo giáo
b) Rồng thời Lý có đặc điểm gì
	A. Mình trơn uốn lượn uyển chuyển như hình ngọn lửa
	B. To đầu, nhỏ dần về phía đuôi
	C. Mình có vẩy, thân mập, có sừng lớn ở đầu
c) Nguyên nhân phát triển của văn hoá thời Lý
	A. Giáo dục phát triển
	B. Phật giáo phát triển
	C. Cả 2 ý trên
d) Nguyên nhân về sự sụp đổ của nhà Lý
	A. Vua quan chỉ lo ăn chơi, không chăm lo đến đời sống nhân dân
	B. Thiên tai mất mùa đói kém
	C. Các thế lực phong kiến địa phương đánh giết lẫn nhau
	D. Dân nghèo nổi dậy đấu tranh
đ) Trời Trần những chức quan nào chuyên trông coi về nông nghiệp
	A. Thái y viện
	B. Hà đê sứ
	C. Khuyến nông sứ
	D. Đồn điền sứ
4. Củng cố bài học:
GV nhắc lại các kiến thức cần nắm chắc.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc kiến thức trong các chương I, II, III.
- Ôn tập kĩ chuẩn bị cho kiếm tra học kì I.

File đính kèm:

  • docTiet 35s.doc