Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.

- Chính sách cai trị của nhà Minh.

- Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần.

+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409).

+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409-1414).

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết sử dụng bản đồ khi học bài và trình bày bài học.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6655 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong nước và ngoài nước được mở rộng.
+ Văn hóa: Đạo Phật được phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.
+ Giáo dục: Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua. Mở khoa thi tuyển chọn quan lại. Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.
+ Khoa học-kĩ thuật: Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển. Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.
- Thời Trần:
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.
* Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí, có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
* Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước được mở rộng.
+ Văn hóa: Tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến. Đạo Phật được phát triển, Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.
+ Giáo dục: Quốc Tử Giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có trường học. Trong nhân dân ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
+ Khoa học-kĩ thuật: Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ “Đại Việt sử kí”. Quân sự với tác phẩm nổi tiếng “Binh thư yếu lược” của Trần Quốc Tuấn. Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam để chữa bệnh cho nhân dân. Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng. Phát triển công trình kiến trúc mới ra đời.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
 	Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ? Chính sách cải cách của nhà Minh? Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần, tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa sau: Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409) và cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409-1414)? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 35 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10P
Tóm tắt mục chính của bài 18, gồm phần 1; 2 và 3 học trong 1 tiết. 
1. CUỘC XÂM LƯỢC CỦA QUÂN MINH VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA NHÀ HỒ.
HOẠT ĐỘNG 1: CUỘC XÂM LƯỢC CỦA QUÂN MINH VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA NHÀ HỒ?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 82 .
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Quân Minh lấy cớ gì để sang xâm lược nước ta?
Câu hỏi 2: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta, là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
Câu hỏi 3: Tại sao cuộc kháng của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
- GV bổ sung: Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Năm 1399, Quý Ly cho người giết vua Trần Thuận Tông (Cha của vua Thiếu Đế). Đến đầu năm 1400, Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi sang họ Hồ và đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Nhà Hồ thành lập.
(Trích Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, trang 252)
(-Tháng 11-1406, quân Minh lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng quân hùng mạnh sang đánh nước ta.)
(- Không. Tại vì nhà Minh thực hiện như vậy là nhằm, mượn cớ để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.)
(- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, không biết đoàn kết để tập hợp nhân dân để chống giặc, mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa các bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thực hiện thành công, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Trong lúc đó quân Minh đang mạnh, mà quân nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc. Thêm vào đó, những hạn chế của chính sách cải cách của Hồ Quý Ly, làm cho đông đảo quần chúng nhân dân, thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Ho trông cuộc kháng chiến chống quân Minh.)
- Tháng 11-1406, quân Minh lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, huy động 20 vạn quân, cử tướng Trương Phụ cầm đầu sang đánh nước ta.
- Nhà Hồ chuẩn bị cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nhưng đều bị thất bại. 
- Nhà Minh xâm lược nước ta.
10P
HOẠT ĐỘNG 2. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA NHÀ MINH?
2. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA NHÀ MINH.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 82 và trang 83.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 4: Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh đã thực hiện chính sách gì để cai trị nước ta?
Câu hỏi 5: Em hãy nhận xét, về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
(- Chính trị: Chúng đặt nước ta là Giao Chỉ như thời Bắc thuộc và sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
- Kinh tế: Chúng ra sức áp bức bóc lột nhân dân ta bằng thuế khóa.
- Xã hội: Chúng thi hành chính sách đồng hóa. Bắt phụ nữ, trẻ em mang về Trung Quốc làm nô tì. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, để sống theo phong tục tập quán của người Trung Quốc.
- Văn hóa: Thiêu hủy phần lớn sách quý của ta hoặc mang một số sách quý của ta về Trung Quốc. Tàn phá các di sản văn hóa của nước ta.)
(- Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, thâm độc.
- Nhằm muốn xóa bỏ tên nước ta trên bản đồ thế giới.)
a- Chính trị: 
- Đặt tên nước ta là Giao Chỉ và sáp nhập nước ta vào đất đai của Trung Quốc.
b- Kinh tế: 
- Bóc lột nhân dân ta bằng thứ thuế.
c- Xã hội:
- Thi hành chính sách đồng hóa. 
- Bắt dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, để sống theo phong tục tập quán của người Trung Quốc.
d- Văn hóa: 
- Thiêu hủy phần lớn sách quý của ta hoặc mang một số sách quý của ta về Trung Quốc. 
- Tàn phá các di sản văn hóa của nước ta.
10P
HOẠT ĐỘNG 3. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA QUÝ TỘC NHÀ TRẦN?
3. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA QUÝ TỘC NHÀ TRẦN.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 2, trang 83 và 84.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 7: Em hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ và đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa trên?
- Giáo viên trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi Trần Quý Khoáng qua lược đồ
Câu hỏi 8: : Vì sao các cuộc khởi nghĩa trên lại thất bại?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
- GV bổ sung
Câu hỏi 7: Em hãy trình bày ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trên?
(- Nguyên nhân bùng nổ 
- Do chính sách cai trị độc đoán, tàn bạo của nhà Minh đối với nhân dân ta.
- Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đã thôi thúc nhân dân ta đứng lên, cầm vũ khởi nghĩa chống lại sự cai trị tàn bạo của nhà Minh.
- Đặc điểm: Nổ ra sớm (ngay khi quân Minh đặt ách đô hộ ở nước ta). Các cuộc khởi nghĩa diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, vì thế đều bị thất bại.) 
(- Chưa liên kết, chưa thống nhất với nhau để tạo thành một khối đoàn kết vững chắc.
- Thiếu giai cấp lãnh đạo tài năng, thiếu đường lối sách lược, chiến lược đúng đắn, sáng tạo.
- Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn với nhau.
(+ Ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ở đầu thế kỉ XV.
+ Góp phần làm suy yếu của nhà Minh.)
a- Nguyên nhân bùng nổ.
+ Do chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.
- Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
b- Diễn biến và kết quả.
+ Có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra chống lại sự áp bức bóc lột của nhà Minh, nhưng tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa sau:
1. Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409).
2. Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409-1414)
- Tất cả các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại.
c- Nguyên nhân thất bại
+ Do mâu thuẫn nội bộ, thiếu giai cấp lãnh đạo tài năng.
+ Tương quan về lực lượng.
+ Các cuộc khởi nghĩa trên nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, không liên kết với nhau.
d- Ý nghĩa lịch sử:
+ Ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ở đầu thế kỉ XV.
+ Góp phần làm suy yếu của nhà Minh.
5P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
- GV đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận.
Câu hỏi 9: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh, có gì khác nhau?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
(- Nhà Trần: Biết dựa vào sức mạnh của toàn dân, đoàn kết được toàn dân (Hội nghị Diên Hồng). Vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng, kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược (Hội nghị Bình Than). Quân sĩ đều khắc vào cánh tay, hai chữ “Sát thát” (Giết giặc Mông Cổ). Thực hiện sách lược “Vườn không, nhà trống”, vừa đánh vừa rút lui, để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì phản công giành thắng lợi quyết định. – Nhà Hồ: không biết 

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7 - B18.doc