Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

- Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt

- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và của Trần Quý Khoáng

2.Kĩ năng:

- Lược thuật sự kiện lịch sử

- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử

3.Thái độ:

- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta

- Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, học tập những tấm gương anh dũng, bất khuất

 

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV

2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 33
Ngày soạn: 22/11/2012
Ngày dạy: 11/2012
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ TK XV-ĐẦU TK XVI.
BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ
VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨACHỐNG QUÂN MINH 
ĐẦU THẾ KỈ XV
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và của Trần Quý Khoáng
2.Kĩ năng: 
- Lược thuật sự kiện lịch sử 
- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử 
3.Thái độ: 
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta
- Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, học tập những tấm gương anh dũng, bất khuất
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV
2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sỉ số 
2.Kiểm tra bài củ (0p)
-Không
3.Bài mới (3p): Giới thiệu bài mới:
*HĐ1: Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ (10p)
-Gọi HS đọc SGK
-Giới thiệu ảnh thành Tây Đô
-Giảng: Thành xây dựng có chu vi 4 km xây bằng đá, các khối đá nặng từ 10 đến 16 tấn. Năm 1405, nạn đói xảy ra, nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. Nhân cơ hội đó, nhà Minh cho quân xâm lược nước ta
-H: Vì sao nhà Minh kéo quân xâm lược nước ta ?
-H: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao ?
-Yêu cầu HS trình bày tóm tắt quá trình quân Minh xâm lược nước ta.
-Giảng: (Dùng lược đồ mô tả cuộc kháng chiến nhà Hồ)
Quân Minh đánh nhà Hồ ở một số điểm ở Lạng Sơn, quân nhà Hồ phải rút lui về bờ Bắc sông Hồng lấy thành Đa bang làm nơi cố thủ . Ngày 22-1-1047, quân Minh đánh tan quân nhà Hồ ở Đa Bang và đánh chiếm Đông Đô. Quân nhà Hồ do sức yếu phải rút lui cố thủ thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 4-1407, quân Minh tấn công thành Tây Đô và đến 6-1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt. Cuộc kháng chiến thất bại
-H: Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hò nhanh chóng thất bại
-Giảng: Nêu câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “ Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”
-Chuyển ý: Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta,chính sách áp bức hà khắc.
*HĐ2: Chính sách cai trị của nhà Minh .(10p)
-Yêu cầu HS đọc mục 2
-H: Hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta ? ( chính trị, KT, văn hoá ntn?).
-Yêu cầu HS đọc đoạn in nghiêng
-H: Nhận xét về các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta? Theo em chính sách nào là thâm độc nhất, vì sao ?
-Giáo viên đọc đoạn thơ:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải 20 năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời 
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi
“ Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội. 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi .”
-Chuyển ý.
*HĐ3: Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần .(15p)
-Giảng: Ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa. 
-Yêu cầu HS kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và xác định đại bàn hoạt động trên bảng đồ.
-Yêu cầu HS trình bày điển biến trên lược đồ.
* Khởi nghĩa Trần Ngỗi
Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ vào tháng 10-1407 và tự xưng là Giản Định hoàng đế. Năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. Tháng 12-1408, một trận chiến quyết liệt diễn ra ở Bô Cô (Nam Định). Nghĩa quân đã tiêu diệt được 4 vạn quân Minh. Thanh thế nghĩa quân vang xa. Sau chiến thắng Bô Cô, do có kẻ dèm pha Trần Ngỗi sinh nghi ngờ và giết 2 vị tướng giỏi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân cuộc khời nghĩa thất bại.
*Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng. Trần Quý Khoáng, cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa châu . Giữa năm 1411, quân Minh tăng viện binh. Đến năm 1413, quận minh vào Thuận Hóa, Trần Quý Kháng, Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung đều bị bắt -> Khởi nghĩa thất bại
-H: Nêu nguyên nhân thất bại? ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa ?
-H: Đường lối kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên của nhà Trần và của nhà Hồ trong kháng chiến chống giặc Minh có gì khác nhau?
4.Củng cố (4p): Chò chơi ô chử
-Lớp trưởng báo cáo.
-Lắng nghe tích cực
-Đọc SGK mục 1
-Quan sát thành Tây Đô.
-Tiếp nhận thông tin
-Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần 
-Không. vì nhà Minh muốn xâm lược và đô hộ nước ta.
-Dựa vào SGK trình bày.
-Tiếp nhận thông tin
-Do đường lối kháng chiến sai lầm, nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia không phát huy sức mạnh toàn dân
-Lắng nghe tích cực.
-HS đọc mục 2
-Xóa bỏ quốc hội nước ta, đổi thành quận Giao chỉ
-Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân bóc lột tàn bạo
-Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ trẻ em làm nô tì
-Bắt nhân dân phải bỏ phong tục của mình
-Thiêu hủy và mang về TQ những bộ sách có giá trị
-Đọc đoạn in nghiêng trong sách giáo khoa.
-Chính sách cai trị cực kì thâm độc và tàn bạo, chúng muốn dân tộc ta phải lệ thuộc vào chúng. 
Chính sách cai trị thâm độc nhất là chính sách đồng hóa ,ngu dân.
- Vì chúng muốn hủy diệt nền văn hóa dân tộc ta, biến dân ta trở nên dốt nát để dễ dàng cai trị .
-Lắng nghe tích cực
-Tiếp nhận thông tin
-Lắng nghe tích cực
-Đọc tên các cuộc khởi nghĩa và xác định trên bảng đồ.
-Do thiếu sự phối hợp, thiếu sự liên kết, nội bộ mâu thuẫn.
-Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đó được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
*Nhà trần: Dựa vào dân “ Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”. Vừa đánh cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lợng, buộc giặc phải theo cách đánh của ta
*Nhà Hồ: Không biết dựa vào dân, không đoàn kết được toàn dân, chiến đấu đơn độc
-HS tham gia.
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
-Tháng 11/1406 nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm 2 cánh tràn vào biên giời nước ta.
-Nhà Hố chống cự không được phải luôi Lạng Sơn về bờ nam sông Nhị (sông Hồng) cố thủ ở thành Đa Bang.
-Tháng 1-1407, quân Minh chiếm Đa Bang, Đông Đô và thành Tây Đô
-Tháng 6/1407 Cha con Hồ Quý Ly bị bắt
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
*Chính trị: xóa bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào TQ đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ.
*Kinh tế:
-Đặt ra hàng trăm thứ thuế
-Bắt phụ nữ và trẻ em về TQ làm nô tì
*Văn hóa:
-Thi hành chính sách đồng hóa ngu dân 
-Bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình
à Trong 20 năm đô hộ nhà Minh làm cho XH nước ta khủng hoảng sâu sắc, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần
a)Khởi nghĩa Trần Ngỗi
- Tháng 10-1407, Trần Ngỗi lên làm minh chủ
- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô
- Năm 1409, cuộc khởi nghĩ thất bại
b) Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng
- Năm 1409, Trần Quý KHoáng lên ngôi lấy hiệu là Trùng Quang Đế
- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu
- Năm 1413, cuộc khởi nghĩa thất bại 
O
T
Á
N
G
Đ
Đ
Ặ
N
G
D
U
N
G
Đ
Ô
N
G
Đ
Ô
I
Ỗ
A
B
A
N
G
Ầ
T
R
Ầ
N
N
G
Đ
Ạ
I
V
I
Ệ
T
R
N
Q
U
Ý
K
H
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
5.Dặn dò (1p)
-Học thuộc bài, làm bài tập cuối bài.
-Chuẩn bị bài tiết sau ôn tập
-Ghi nhớ
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................
...............................................

File đính kèm:

  • docTuan 17 tiet 33.doc