Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được đến cuối thế kỷ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống nhân dân đói khổ, XH rối loạn nhà Trần suy sụp.

- Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết.

2- Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Có thái độ đúng đắn về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.tài lỉệu chuẩn kiến thức.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Ngày soạn: 29 / 11 / 2010
Tiết: 30
Ngày dạy: 03 / 12 / 2010
Bài 16
Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỷ xiv
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được đến cuối thế kỷ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống nhân dân đói khổ, XH rối loạn nhà Trần suy sụp. 
- Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết.
2- Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Có thái độ đúng đắn về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.tài lỉệu chuẩn kiến thức.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
*ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 	? Nêu tình hình kinh tế, xã hội thời Trần cuối thế kỷ XIV.
* Giới thiệu bài mới:
II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
1. Nhà Hồ thành lập
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên giảng
? Em hiểu biết gì về Hồ Quý Ly?
Giáo viên kể chuyện về Hồ Quý Ly.
- Cuối thế kỷ 14 các cuộc đấu tranh của nhân dân làm cho nhà Trần suy yếu, làng xã tiêu điều, nhà Trần không còn đủ sức để lãnh đạo đất nước.
- Năm 1400 Hồ Quý Ly phế truất vua Trần lập ra nhà Hồ đổi quốc hiệu là Đại Ngu
- Là cháu 4 đời của Hồ Liêm (Nghệ An) là hậu duệ đời thứ 12 của Hồ Hưng Dật (Trung Quốc)
- Cuối TK XIV nhà Trần suy yếu.
- 1400 Hồ Quý Ly phế truất Vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Nêu những biện pháp cải các của Hồ Quý Ly?
Giáo viên : cải cách trên nhiều lĩnh vực (CT, KT, XH. VHGD, QS)
? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của nhà Hồ?
-Về chính trị: Thay thế võ quan cao cấp nhà Trần = những người không phải họ Trần (có tài năng)
Đổi tên 1 số đơn vị hành chính
- Về KT tài chính: phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền.
- Xã hội : Ban hành chính sách hạn chế nô tì 
- VHGD: Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục
Giáo dục : Sửa đổi chế độ thi cử.
- Quân sự : tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng
- ổn định tình hình đất nước, hạn chế tập trung ruộng đất của địa chủ, làm cho thế ực họ Trần suy giảm.
* Chính trị :
- Thay dần các võ quan cao cấp do quý tộc nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ trần thân cận với mình.
- Sử dụng người có tài năng 
- Đổi tên một số đơn vị hành chính và qui định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
* Kinh tế tài chính
phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách “hạn điền”, quy đinh lại thuế đinh, thuế ruộng.
* Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”. Năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân.
* Văn hoá giáo dục:
- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.
* Quân sự : Tăng cường củng cố quân sự, quốc phòng.
3. ý nghĩa, tác dụng cải cách Hồ Quý Ly
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Nêu ý nghĩa của những cải cách của Hồ Quý Ly?
? Tác dụng của những cải cách đó?
? Tại sao các chính sách của Hồ Quý Ly không được nhân dân ủng hộ?
? Tại sao Hồ Quý Ly lại thực hiện được các cải cách?
- Góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
- Góp phần làm suy yếu thế lực của quý tộc họ Trần
- Làm tăng nguồn thu nhập và quyền lực của nhà nước
- Văn hoá giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Chưa đảm bảo quyền tự do cho nhân dân, chưa đụng chgạm đến quyền lợi của các tầng lớp, chưa phù hựp với thực tế xã hội.
- Nhà Trần quá yếu cần có sự thay đổi, trước nguy cơ ngoại xâm.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quí tộc, địa chủ, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng khoảng
- Làm suy yếu thế lực nhà Trần.
- Làm tăng nguồn thu nhập của nhà nước và quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
- Cải cách văn hoá giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Hạn chế:
+, Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế.
+, Chưa giả quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
*Củng cố bài học:
? Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
? ý nghĩa và tác dụng của những cải cách đó.
* Hướng dẫn về nhà:- Học bài nắm chắc những biên pháp cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa và tác dụng của những cải cách đó.
- Ôn tập toàn bộ chương II và chương III chuẩn bị cho tiết ôn tập.

File đính kèm:

  • docTiet 30s.doc
Giáo án liên quan