Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đoạ không quan tâm đến sản xuất, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.

- Các cuộc đấu trang của nông nô, nô tì đã diễn ra rầm rộ.

2.Kĩ năng:

- Giải thích được nguyên nhân sự sụp đổ của nhà Trần.

- Phân tích, đánh giá, nhận xét về các nhân vật lịch sử.

3.Tư tương:

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.

- Thấy trước được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

II. Chuẩn bị của Gv và Hs:

1. Gv: Lược đồ khởi nghĩa nhân dân nửa cuối XIV.

2. Hs: Đọc, trả lời các câu hỏi Sgk.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2011
Ngày giảng: 2/12/2011 dạy lớp 7A
Tiết 30 Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
I.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đoạ không quan tâm đến sản xuất, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.
- Các cuộc đấu trang của nông nô, nô tì đã diễn ra rầm rộ.
2.Kĩ năng:
- Giải thích được nguyên nhân sự sụp đổ của nhà Trần.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét về các nhân vật lịch sử.
3.Tư tương:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.
- Thấy trước được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Gv: Lược đồ khởi nghĩa nhân dân nửa cuối XIV.
2. Hs: Đọc, trả lời các câu hỏi Sgk.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
a. Câu hỏi: Em hãy trình bày một số nét về tình hình văn hoá, giáo dục,khoa học dưới thời Trần.
b. Đáp án: 
- Giáo dục:
+ Mở trường học nhiều nơi.
+ Tổ chức thi thường xuyên.
+ Lập cơ quan “Quốc sử viện”.
+ 1272 “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu.
- Quân sự, y học, khoa học, kĩ thuật đạt nhiều thành tựu.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Sau các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên. tình hình kinh tế, xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ đóng góp cho sự phát triển đất nước. Đến cuối XIV nhà Trần sa sút nghiêm trọng tạo ra tiền đề cho một triều đại mới thay thế, tình hình đó diễn ra như thế nào.
Hoạt động cảu Gv và Hs
Ghi bảng
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Gv
Hs
?
Gv
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
?
?
Hs
?
Giảng: Đầu thế kỉ XIV xã hội ổn định; kinh tế phát triển trở lại. Cuối XIV vương hầu quý tộc tìm cách gia tăng tài sản riêng...bóc lột nhân dân, ăn chơi sa đoạ không chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Hậu quả của những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối TK XIV? Tại sao lại có tình trạng đó?
- Mất mùa, đói kém, nhân dân bán ruộng đất vợ con biến thành nô tì.
Trần Dụ Tông ham chơi bời rượu chè, bắt dân xây cung điện, đào hồ, đắp núi, trở nước biển vào hồ nuôi thuỷ sản, gọi nhà giàu vào cung đánh bạc, mở tiệc thi uống rượu (có thưởng).
Em hình dung ra cảnh nhà Trần lúc đó như thế nào?
- Triều đình rối nát, loạn lạc, kết bè đảng.
Đọc câu thơ của Nguyễn Thị Khánh:
"Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu.
Lưới chài quan lại còn vơ vét.
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”
Em hãy sơ qua lại tình hình kinh tế nước ta cuối XIV?
Sơ kết, chuyển ý.
Đọc sgk.
Trước tình hình đời sống của người dân như vậy, vua quan nhà trần đã làm gì?
Giảng: Lợi dụng tình hình đó nhiều kẻ nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phéo nước. Thầy giáo Chu Văn An dâng thất trảm sớ xin chém 7 viên quan nịnh thần -> vua không nghe, ông từ quan về quê dạy học.
Việc làm của Chu Văn An nói lên điều gì?
- Ông là vị quan thanh liêm... biết đặt lợi ích nhân dân lên trên, 1 người thầy đáng kính được dân tộc Việt Nam đời đời tôn trọng.
Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối XIV?
- Vua bất tài, vô dụng, quan lại đục khoét, nịnh bợ.
Lợi dụng nhà Trần suy yếu các nước láng giềng có hành động gì?
-Bên ngoài nhà Minh yêu sách,Chăm-pa xâm lược.
Khi Trần Dụ Tông mất, tình hình xã hội có những biến đổi như thế nào?
Em hãy kể tên, thời gian nổ ra các cuộc khởi nghĩa thời Trần. Kết quả của những cuộc khởi nghĩa này như thế nào?
 Vì sao cuối thời Trần các cuộc khởi nghĩa lại liên tiếp nổ ra?
- Biểu hiện sự phản ứng mãnh liệt của nhân dân Trần
 Em có nhận xét gì về xã hội Trần XIV?
 1.Tình hình kinh tế. (17’)
- Từ nửa sau thế kỉ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm sảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ. 
- Quý tộc và địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.
2.Tình hình xã hội. (21’)
-Vua quan, quý tộc, địa churthar sức ăn chơi sa đoạ, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...
- Trong triều đình, nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. 
- Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344-1360) Hải Dương-> bị đàn áp
+ Khởi nghĩa Nguyễn Thanh; Nguyễn Kị (1379) Thanh Hoá-> bị thất bại
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn 1390 Sơn Tây-> bị đàn áp
+ Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang-> bị thất bại
3. Củng cố: (2’)
- Cho biết tình hình KT-XH nhà Trần cuối TK XIV?
4. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1’)
- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
- CBB: Đọc trước mục II SGK
Rút kinh nghiệm:
- Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động.........................................
- Nội dung kiến thức....................................................................................
- Phương pháp giảng dạy..............................................................................
- Hình thức tổ chức lớp học..........................................................................
- Thiết bị dạy học.........................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc
Giáo án liên quan