Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Trần Quang Nhiệm

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:

 - Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục Hưng.

 - Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Au bấy giờ.

 2. Tư tưởng:

 - Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là XHTB.

 - Phong trào văn hoá Phục Hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.

3. Kĩ năng:

- Phân tích những mâu thuẩn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu sa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2- Tiết 3
Ngày soạn: 10/ 9/ 2007 
 Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN
 THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:
 - Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục Hưng.
 - Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Aâu bấy giờ.
 2. Tư tưởng: 
 - Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là XHTB.
 - Phong trào văn hoá Phục Hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
3. Kĩ năng:
- Phân tích những mâu thuẩn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu sa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Bản đồ Châu Âu. 
 - Tranh ảnh về thời kì văn hoá Phục Hưng.
 Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: (1’ )
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: 1. Cho biết lí do, kết quả của các cuộc phát kiến lớn về địa lí?
 2. Sự hình thành CNTB ở Châu Aâu đã diễn ra như thế nào?
Đáp án: 1. Do nhu cầu phát triển của sản xuất nên cần nguyên liệu, cần thị trường nên dẫn đến các cuộc phát kiến lớn về địa lí.
 Kết quả: Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới đem về cho giai cấp tư sản những món lợi khổng lồ.
 2. Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ vốn và người làm thuê àkinh tế: kinh doanh tư bản ra đời.
 Xã hội: Hình thành giai cấp mới tư sản và vô sản.
 Chính trị: Tư sản >< với quý tộc phong kiến àchiến tranh phong kiến xảy ra.
- Giai cấp tư sản bóc lột triệt để, giai cấp vô sản tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
3. Dạy và học bài mới:
- Giới thiệu: Ngay trong lòng XHPK, CNTB đã được hình thành, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên họ không mang lại địa vị xã hội thích hợp. Do đó giai cấp tư sản đã chống lại phong kiến trên nhiều lĩnh vực, phong trào văn hoá Phục Hưng là minh chứng cho cuộc đấu tranh giai cấp tư sản chống phong kiến. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
18’
5’
Hoạt động 1: Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của trào lưu văn hoá phục hưng.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 1.
CH: Cho biết phục hưng là gì?
CH: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào văn hoá phục hưng?
( Lúc bấy giờ giữa phong kiến và tư sản thế lực nào phát triển hơn, giai cấp nào có địa vị hơn )
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Hãy kể tên một số nhà văn hoá, khoa học tiêu biểu?
GV: chuẩn xác.
CH: Qua những tác phẩm của mình, các tác giả muốn nói lên điều gì?
Hoạt động 2: HS nắm được nguyên nhân của cuộc cải cách, nội dung và tác động của nó?
 GV: Cho HS đọc nội dung mục 2.
CH: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo?
GV: Chuẩn xác.
CH: Nêu nội dung và tư tưởng của cuộc cải cách Lu thơ và Can Vanh?
GV: Chuẩn xác.
 Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần, có thế lực kinh tế hùng hậu, có nhiều ruộng đất.
CH: Phong trào này tác động đến XH như thế nào?
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Giai cấp tư sản chống phong kiến trên những lĩnh vực nào? Tại sao lại có cuộc đấu tranh đó?
- Ý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng?
- Tác động của phong trào cải cách tôn giáo đến XH như thế nào?
Hoạt động 1: Nhóm/ cặp.
àCá nhân: nhằm khôi phục lại giá trị của nền văn hoá Hi Lạp và Rô Ma cổ đại, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
àHS: Thảo luận nhóm.
 Do giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội nên đấu tranh giành đị vị xã hội, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.
àCác nhà văn hoá, KH tiêu biểu.
- Ra – bơ – le nhà văn học, y học.
- Đê các tơ nhà toán học, triết học xuất sắc.
- Lê ô na đơ vanh xi là hoạ sĩ đồng thời là kĩ sư nổi tiếng.
 Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
 Đề cao giá trị con người.
 Mở đường cho sự phát triển văn hoá nhân loại.
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp.
à1 HS đọc và cả lớp chú ý theo dõi.
- Do giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
- Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
àHS thảo luận.
 Nội dung:
- Phủ nhận vai trò của giáo hội.
- Bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
- Quay về giáo lí Ki tô nguyên thuỷ
àChâm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân.
 Tôn giáo lúc này bị phân hoá làm 2 phái:
+ Đạo tin lành.
+ Ki tô giáo
Hoạt động3: Cả lớp
1. Phong trào văn hoá Phục hưng (thế kỉXIV–XVII )
* Nguyên nhân:
 Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội nên đấu tranh giành địa vị xã hội, mở đầu cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.
*Nội dung:
- Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
- Đề cao giá trị con người.
2. Phong trào cải cách tôn giáo:
* Nguyên nhân:
- Giáo hội bóc lột nhân dân.
- Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
*Nội dung:
- Phủ nhận vai trò của giáo hội.
- Bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
- Quay về giáo lí Ki tô nguyên thuỷ.
* Tác động của phong trào:
- Châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Tôn giáo phân hoá thành 2 phái:
+ Đạo tin lành.
+ Ki tô giáo
 4. Dặn dò và hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài , xem và trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học mới .
IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(17).doc