Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 29, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Nguyễn Văn Nguyên
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được đến cuối thế kỷ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống kinh tế của các tầng lớp nhân dân lao động đói khổ, xã hội rối loạn.
- Phong trào nông dân, nô tì nổ ra khắp nơi.
2- Kĩ năng:
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng so sánh, đối chiếu với các sự kiện lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Thấy được sự sa đoạ, thối nát của tầng lớp vương hầu quý tộc cuối thời Trần. Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối TK XIV.
B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Lược đồ Đại việt Thế kỉ XIV.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.tài liệu chuẩn kiến thức.
- Tư liệu Lịch sử 7.
Tuần: 15 Ngày soạn: 29 / 11 / 2010 Tiết: 29 Ngày dạy: 02 / 12 / 2010 Bài 16 Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỷ xiv a- mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được đến cuối thế kỷ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống kinh tế của các tầng lớp nhân dân lao động đói khổ, xã hội rối loạn. - Phong trào nông dân, nô tì nổ ra khắp nơi. 2- Kĩ năng: - Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng so sánh, đối chiếu với các sự kiện lịch sử. 3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ: - Thấy được sự sa đoạ, thối nát của tầng lớp vương hầu quý tộc cuối thời Trần. Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối TK XIV. b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học: - Lược đồ Đại việt Thế kỉ XIV. - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS. - Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.tài liệu chuẩn kiến thức. - Tư liệu Lịch sử 7. c- Tiến trình tổ chức dạy và học: * Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những nét chính về đời sống văn hoá của nhân dân dưới thời Trần ? Giáo dục và khoa học kỹ thuật thời Trần có những điều gì đáng chú ý. * Giới thiệu bài mới: Triều Trần được thành lập 1226, sau thời gian dài đất nước ta có nhiều chuyển biến, thu được nhiều thành tựu nhưng từ cuối thế kỉ XIV bước vào thời kì suy sụp .nguyên nhân...? I. Tình hình kinh tế- xã hội. 1. Tình hình kinh tế. Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng ? Vào nửa sau thế kỉ XIV tình hình nước ta như thế nào? GV: Nhiều nhân dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu cónô tì ? Tại sao tình hình kinh tế thời hậu Trần lại suy sụp. - HS làm việc với SGK - Sản xuất nông nghiệp không còn được quan tâm mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. HS đọc phần chữ nhỏ - Nửa sau TK 14 có 9 lần vỡ đê, lụt lớn - Hơn 10 nạn đói - Bài thơ của Nguyễn Phi Khanh - Vương hầu, địa chủ nắm trong tay rất nhiều ruộng đất trong khi ruộng đất nhân dân bị thu hẹp cùng với sưu thuế tăng. - Từ nửa sau thế kỷ XIV Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thuỷ lợi không được chăm lo, tu sửa, à đói kém, mất mùa liên miên. Nông dân phảI bán ruông, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ. - Vương hầu, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo thu sưu cao thuế nặng. (Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế). 2. Tình hình xã hội : Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỷ XIV? GV: Trong triều những kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỷ cương, phép nước. - GV kể chuyên Chu Văn An và thất chảm sớ. ? Việc làm của Chu Văn An thể hiện điều gì? - GV cho HS đọc phần in nghiêng. ? Trong XH xuất hiện những mâu thuẫn nào? - GV từ mâu thuẫn phong trào đấu tranh bùng nổ. ? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân thời kỳ này? - Giáo viên sử dụng bản đồ khởi nghĩa nhân dân nửa cuối thế kỷ 14 xác định vị trí diễn ra các cuộc khởi nghĩa. - Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đoạ. Bắt nhân dân xây dựng dinh thự chùa chiền hết sức tốn kém. - HS đọc phần chữ nhỏ SGK Triều chính bị lũng đoạn HS đọc chữ nhỏ SGK - Mâu thuẫn : Nhân dân, nô tì với gia cấp thống trị. - Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương (1344) - Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị ở Thanh Hoá(1379) - Nguyễn Bổ (1379) Bắc Giang -K/n Phạm Sư Ôn (Hà Tây-1390) - K/n Nguyễn Nhữ Cái (Hà Tây-1399) - Vua quan ăn chơi sa đoạ, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền. - Trong triều nhièu kể gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe. - Năm 1369 vua Trần Dụ Tông mất, Dương nhật Lệ lên thay, tình hình càng trở lên rối loạn nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. - Mâu thuẫn xã hội trở lên gay gắt: ND, nô tì >< giai cấp thống trị - Năm 1344 Ngô Đệ hô hào nhân dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa , bị triều đình đàn áp nên thất bại. - Năm 1390 nhà sư Phạm sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long 3 ngày . cuộc khởi nghĩa thất bại vì triều đình tập trung lực lượng đàn áp. - Ngoài ra còn có các cuộc khởi nghĩa của Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị ở Thanh Hoá(1379) .Nguyễn Bổ (1379) Bắc Giang. K/n Nguyễn Nhữ Cái (Hà Tây-1399) - Bên ngoài Chăm pa xâm lược, nhà Minh đòi yêu sách. *Củng cố bài học: ? Trình bày tóm tắt tình hình KT-XH nước ta nửa sau thế kỉ XIV. ? Em có nhận xét gì về vương triều Trần nửa cuối thế kỉ XIV. ? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? (thời gian/ địa điểm) * Hướng dẫn về nhà: - Nắm được những nét chính về tình hình KT – XH, những mâu thuẫn chính trong XH, các cuộc khởi nghĩa điển hình. - Đọc bài mới “II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly”.
File đính kèm:
- Tiet 29 s.doc