Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 15: Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần (Tiết 2: Sự phát triển văn hóa) - Phạm Thị Bích Lệ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :

- Đời sống văn hóa của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.

- Một nền văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.

- Giáo dục, khoa học kỷ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.

 2/ Tư tưởng.

- Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời lịch sử có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc.

 3/ Kỹ năng.

- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về XH và VH qua phương pháp so sánh với thời kỳ trước.

- Phân tích , đánh giá những thành tựu văn hóa đặc sắc.

II/CHUẨN BỊ.

1/ Giáo viên: Tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Trần.

2/ Học sinh Hình 35, 36, 37 Sgk.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

 1/ Kiểm tra bài cũ.

- Nêu đặc điểm của kinh tế thời Trần sau chiến tranh ?

- Trình bày một vài nét về tình hình xã hội thời Trần ?

2/Giới thiệu bài : Ở bài học trước, chúng ta thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nền kinh tế rất phát triển. Vậy trên các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, khoa, học và nghệ thuật như thế nào? Đó là nội dung chính mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 4022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 15: Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần (Tiết 2: Sự phát triển văn hóa) - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 – 11 – 2011
Ngày dạy: 26 – 11 –2011
Tuần: 14
Tiết: 28
BÀI 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA THỜI TRẦN 
TIẾT 2: II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
- Đời sống văn hóa của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
- Một nền văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.
- Giáo dục, khoa học kỷ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
 2/ Tư tưởng.
- Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời lịch sử có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
 3/ Kỹ năng.
- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về XH và VH qua phương pháp so sánh với thời kỳ trước.
- Phân tích , đánh giá những thành tựu văn hóa đặc sắc.
II/CHUẨN BỊ.
1/ Giáo viên: Tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Trần.
2/ Học sinh Hình 35, 36, 37 Sgk. 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
 1/ Kiểm tra bài cũ.
- Nêu đặc điểm của kinh tế thời Trần sau chiến tranh ?
- Trình bày một vài nét về tình hình xã hội thời Trần ?
2/Giới thiệu bài : Ở bài học trước, chúng ta thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nền kinh tế rất phát triển. Vậy trên các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, khoa, học và nghệ thuật như thế nào? Đó là nội dung chính mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sông văn hóa.
? Về văn hóa dưới thời Trần có đặc điểm gì ?
? Kể tên một vài tín ngưỡng cổ truyền trong nhân dân ? 
HS: ( thờ tổ tiên, các anh hùng dân tộc -> ngày nay trở thành phong tục tập quán của nhân dân ta )
? Đạo phật thời Trần so với thời Lý ntn ?
? Nêu những dẫn chứng chứng tỏ đạo phật phát triển ? 
HS: ( Nhiều người đi tu kể cả giai cấp thống trị, chùa chiền mọc lên nhiều nơi ) 
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 71.
? So với đạo phật, nho giáo phát triển như thế 
nào ? Vì sao ?
? Sinh họat VH thời Trần được thể hiện như thế nào ?
Giáo viên giảng : Ngoài ra nhân dân ta sống rất giản dị như đi chân đất, quần áo đơn giản
=> Thể hiện tinh thần thượng võ, lòng yêu quê hương đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn học thời Trần.
? Văn học thời Trần có đặc điểm gì ?
? Tại sao văn học nước ta thời kỳ này phát triển mạnh, mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ?
GV: ( Vừa trải qua cuộc kháng chiến hào hùng, anh dũng)
? Kể tên một số tác phẩm văn học thời kỳ này mà em biết ? 
HS: ( Hịch tướng sĩ, phò giá vềkinh. Phú S.Bạch Đằng )
Hoạt động 3: Tìm hiểu về giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần.
? Em hãy trình bày một vài nét về tình hình giáo dục thời Trần ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 72.
? Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời đó ? 
HS: ( do nhu cầu của nhân dân,tìm đội ngũ tri thức ch đất nước -> nhà nước rất quan tâ đến giáo dục )
? Trình bày một vài nét về tình hình khoa học , kỷ thuật thời Trần ?
GV: cho học sinh nhắc lại người chỉ huy cuộc kháng chiến lần 2, 3 chống quân Mông – Nguyên ? 
? Em có nhận xét gì về giáo dục, khoa học kỷ thuật thời Trần ? ( phát triển mạnh,đóng góp nhiều cho nền văn hóa )
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần.
? Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có đặc điểm gì ?
HS: quan sát hình 38 Sgk trang 73 ->đối chiếu với hình 26 ở bài 22 – nhận xét gì ?
GV: ( tinh xảo, rõ nét hơn, trình độ càng cao hơn )
 1.Đời sống văn hóa
- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân .
- Đạo phật phát triên nhưng không bằng thới Lý.
- Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
- Các hình thức sinh họat văn hóa đa dạng, phổ biến : Ca hát, nhảy múa, đấu vật
2.Văn học
- Bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
- Nội dung phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Giáo dục và khoa học kỷ thuật
a.Giáo dục
- Quốc Tử Giám được mở rộng.
- Trường học có nhiều lọai : trường công, tư
- Các khoa thi tuyển chọn nhân tài được tổ chức thường xuyên.
b.Khoa học, kỷ thuật
- Sử học : Lập cơ quan chuyên viết sử, năm 1272 bộ “ Đại Việt sử ký ” ra đời .
- Quân sự : Tác phẩm binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo.
- Y học : Tuệ Tĩnh là danh y nỗi tiếng
- Kỷ thuật : chế tạo súng thần cơ, thuyền lớn
4.Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời “ Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô
- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế.
Sơ kết bài học
- Sau chiến tranh tình hình kinh tế, vă hóa, giáo dục, khoa học kỷ thuật, kiến trúc và điêu khắc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
4. Củng cố: GV cho HS làm bài tập trong bảng phụ, mời HS lên bảng trình bày:
Nội dung
Đ
S
Hịch tướng sĩ - Trần Quan Khải
Phú S. Bạch Đằng - Trần Quốc Tuấn
Phó Giá về kinh - Trương Hán Siêu
Đại Việt Sử Kí - Lê Văn Hưu
5/ Hướng dẫn học tập
- Học bài theo các câu hỏi 1, 2 Sgk trang 73.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các thành tựu khoa học, kỷ thuật thời Trần.
- Chuẩn bị bài 16 : Phần I
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docLS7T29.doc
Giáo án liên quan