Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 26, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS hiểu được:

 - Âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ ba của quân Nguyên.

 - Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn, Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.

 2. TT:

Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.

 3. RLKN:

 Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để tóm tắt sự kiện lịch sử.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 Lược đồ kháng chiến lần 3 chống quân Nguyên.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 5 phút) Trình bày diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên 1285.

 3. Bài mới: ( 2 phút)

 a, Giới thiệu: Hai lần thất bại trong việc xâm lược Đại Việt nhà Nguyên có từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt nữa không? Chúng chuẩn bị ntn?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 26, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13 
Tiết:26
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (Thế kỉ XIII)
S: 05/11/2012 
G: 15/11/2012
III CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ III CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
NGUYÊN (1287- 12880)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS hiểu được:
	- Âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ ba của quân Nguyên.
	- Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn, Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.
	2. TT:
Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.
	3. RLKN:
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để tóm tắt sự kiện lịch sử.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	Lược đồ kháng chiến lần 3 chống quân Nguyên. 
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập. 
	2. Bài cũ: ( 5 phút) Trình bày diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên 1285.
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Hai lần thất bại trong việc xâm lược Đại Việt nhà Nguyên có từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt nữa không? Chúng chuẩn bị ntn? 
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt. ( 8 phút)
- KT:Thấy được sức mạnh của quân Mông Cổ, âm mưu và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng
- KN:Kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét so sánh
GV: Sau hai lần tấn công thất bại, thái độ của vua Nguyên ntn?
 - HS đọc in nghiêng SGK/62 phân tích.
 - HS đọc nội dung diễn biến SGK.
H: Lần thứ 3 xâm lược nhà Nguyên có sự chuẩn bị khác hai lần trước như thế nào?
HS: Lực lượng đông-mạnh-chuẩn bạn bị chu đáo-thận trọng
GV: Yêu cầu HS lên bảng chỉ lược đồ kế hoạch tấn công của quân Nguyên
GV: Tường thuật trên lược đồ.
HĐ2: Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ( 7 phút)
- KT:Diễn biến,ý nghĩa trận Vân Đồn
- KN:Tường thuật, nhận xét
Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
HS: Đọc nội dung SGK.
H: Tại sao ta chọn đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ?
HS: Đưa giặc vào thế bị động, hơn thế đoàn thuyền lương không có binh hỗ trợ- dễ đánh.
GV: Tường thuật trận tấn công của Trần Khánh Dư trên lược đồ.
H: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tấn công?
HS: Trả lời 
GV: Kết luận
HĐ3: Chiến thắng Bạch Đằng (1288). ( 15 phút)
-Diễn biến, ý nghĩa của trận Bạch Đằng
-Tường thuật, so sánh
-Tinh thần chiến đâu anh dũng, sáng tạo của vua tôi nhà Trần, vai trò của Trần Hưng Đạo
H: Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ntn?
 - Đoàn thuyền lương không tới Thoát Hoan đã làm gì?
 - Nhân dân Thăng Long thực hiện kế hoạch gì? 
 - Tình thế quân Nguyên ra sao? Chúng quyết định ntn?
 - Trước tình hình này, vua Trần có quyết định gì?
HS: Đọc in nghiêng SGK, phân tích về đặc điểm sông Bạch Đằng và quá trình chuẩn bị tại đây của ta (GV liên hệ 2 cuộc kháng chiến trước tại sông này).
GV: Dùng lược đồ tường thuật diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng.
HS: Tường thuật lại trên lược đồ.
H: Kết quả của cuộc kháng chiến?
 - Nêu cách đánh của nhà Trần lần thứ 3 có gì giống và khác so với 2 lần trước. 
HS thảo luận nhóm/ Báo cáo.
 - Trận Bạch Đằng thắng lợi có ý nghĩa lịch sử lớn lao ntn?
H: Trong 3 lần kháng chiến Trần Hưng Đạo có vai trò như thế nào?
GV: Nhận xét, kết luận, gd tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và đân thời Trần-cách đánh giặc độc đáo-vai trò của Trần Hưng Đạo
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
 a, Sự chuẩn bị: 
 - Nhà Nguyên tập trung lực lượng thủy bộ và lương thực, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3. 
 - Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến. 
 b, Diễn biến:
 - 12 / 1287, Quân Nguyên ồ ạt tấn công (Đại Việt):
- Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới vào Lạng Sơn , Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp.
 - Quân thủy (Ô Mã Nhi) + đoàn thuyền lương sông Bạch Đằng, quân thủy hội quân về Vạn Kiếp Trước. 
 - Sau một vài trận chặn giặc ở cửa ải, Trần Quốc Tuấn đã cho quân rút khỏi Vạn Kiếp về vùng sông Đuống chặn giặc.
- Thoát Hoan đến Vạn Kiếp xây dựng căn cứ đánh lâu dài.
2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ:
 - Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn → đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ .
 - Kết quả và ý nghĩa: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm, quân Nguyên rơi vào tình trạng khốn đốn, tinh thần hoang mang
3. Chiến thắng Bạch Đằng (1288) 
 a, Tình thế quân Nguyên:
 Tháng 1- 1288 Thoát Hoan vào thành Thăng Long nhưng thành trống vắng. Thiếu lương thực trầm trọng, quân sĩ hoang mang, Thoát Hoan quyết định rút lui.
 b, Vua Trần cho bố trí trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng để đánh đạo quân thủy đang rút lui 
 c, Diễn biến:
 - 4/1288: Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
 - Ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
 - Lúc nước rút, thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã bị bắt sống.
 d, Kết quả: Toàn bộ quân thủy bị tiêu diệt. Quân bộ của Thoát Hoan tháo chạy.
 e, Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Nguyên.
	4. Củng cố: ( 6 phút)
	- Bài tập vở bài tập LS NXBGD.
	- Dựa vào lược đồ trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 3 (Cho HS tập TT kĩ trận Bạch Đằng). 
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
 	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài 14 (tt) mục IV: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Soạn bài theo câu hỏi SGK).
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 26, bai 26.doc
Giáo án liên quan