Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 24, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII - Tiết 1: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- âm mưu xâm lược đại việt của quân Mông Cổ

- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.

2. Kĩ năng:

- Nắm được diễn biến của trận đánh

- Đọc và vẽ lược đồ

- Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử

* KNS:

+ Nhận thức được vai trò của nhà Trần đối với việc xây dựng quân đội và phát triển kinh tế

 + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về việc xây dựng quân đội vững mạnh và phát triển kinh tế đất nước.

3. Thái độ

 - Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân va dân ta trong cuộc kháng chiến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 24, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII - Tiết 1: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2011
Ngày giảng:
 Tiết 24
BÀI 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG- NGUYÊN THẾ KỈ XIII
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ 1258
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- âm mưu xâm lược đại việt của quân Mông Cổ 
- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
2. Kĩ năng: 
Nắm được diễn biến của trận đánh
Đọc và vẽ lược đồ
Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử
* KNS: 
+ Nhận thức được vai trò của nhà Trần đối với việc xây dựng quân đội và phát triển kinh tế
 + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về việc xây dựng quân đội vững mạnh và phát triển kinh tế đất nước.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân va dân ta trong cuộc kháng chiến.
II. Phương pháp: 
- P.P: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, tường thuật.
- KT: Động não, 
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ thời Trần 
- Tư liệu lịch sử
2. Học sinh: - Chuẩn bị các câu hỏi trong sgk 
 - Sưu tầm tư liệu lịch sử. 
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nhà Trần đã có biện pháp gì để xây dựng quân đội và quốc phòng ?
- Quân đội gồm : + Cấm quân 
 + Quân ở các lộ
- Chủ trương“ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” 
- Chính sách “ Ngụ binh ư nông”
? Tình hình phát triển Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ? * Nông nghiệp : 
- Đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích , đào kênh = > Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng
* Thủ công nghiệp:
- Xưởng thủ công nhà nước và xưởng thủ công trong nhân dân
 - Ở các làng xã chợ mọc lên ngày càng nhiều,
 - Kinh thành Thăng Long đã có 61 phường = > Đang từng bước khôi phục và phát triển mạnh, trình độ ngày càng cao
* Thương nghiệp: 
 - Diễn ra sôi nổi: Buôn bán 
với thương nhân trong và ngoài 
nước phát triển mạnh ở các cửa 
biển Hội Thống, Vân Đồn
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Sau khi lên nắm quyền nhà Trần đã bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy nhà nước, phục hồi sản xuất, Vua tôi nhà trần còn phải lo chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với âm mưu xâm lược Đại Việt của bọn phong kiến phương Bắc Mông – Nguyên. Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta.
 Hoạt động 1:
Trình bày được âm mưu mưu xâm lược nước ta của quân Mông Cổ 
 * GV Treo bản đồ thế giới 
 * Xác đinh vị trí nước Mông Cổ: Từ các bộ lạc sông du mục ở các vùng Thảo nguyên, đầu TK XIII nhà nước Mông Cổ được thành lập và vua Mông Cổ đưa quân đi xâm lược khắp nơi và xây dựng một Đế quốc rộng lớn từ TBD đến bờ biển Hắc Hải. Người xưa nhận xét “ Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc đến đó”
 ? Q/sát Hình 29 sgk Em biết gì về quân Mông Cổ ?
- Quân Mông Cổ rất thiện chiến về kị binh, có tổ chức và trang bị tốt.
 - Vua Mông Cổ mở cuộc tấn công xâm lược Nam
 Tống để chiếm toàn bộ Trung Hoa, Ngột Lương Hợp
 Thai chỉ huy tấn công Đại Việt
? Tại sao Vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước? 
Để phối hợp với 1 cánh quân khác từ phía Bắc tạo
 thành gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
? Hành động khiêu khích của quân Mông Cổ ntnào ?
 - Cho sứ giả đưa thư và dụ hàng vua Trần
 ? Thái độ của vua Trần ra sao ?
 - Bắt tên sứ Tống tống vào ngục (3lần 3 tên)
 Hoạt động 2
Trình bày được sự chủ động đối phó đầy hiệu quả và khí thế quyết tâm đánh giạc của quân dân nhà Trần, chiến thắng quân Mông cổ lần thứ nhất 1258
 ? Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
 - Quân đội và dân binh luyện tập ngày đêm
 * GV treo lược đồ kháng chiến chống quân Mông Cổ
 và trình bày diễn biến
 * HS Đọc nội dung diễn biến sgk
 - Tháng 1/1258, 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tấn côngvào nước ta theo đường sông Thao xuống Bạch Hạc rồi đến vùng Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại. Tại đây, quân ta đặt phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy và đánh một trận quyết liệt.
 - Do quân giặc mạnh, rất hung hăng nên vua Trần phải cho quân lui về Thăng Long để bảo toàn lực lượng. 
 Theo lệnh triều đình, nhân dân ta thực hiênh chủ 
 trương “Vườn không nhà trống” Vua Trần cho
 quân xuôi về Thiên Mạc khi Ngột Lương Hợp 
 Thai tiến vào Thăng Long thì trước mắt chúng là 
 vườn không nhà trống không một bóng người , một 
 chút lương thực
 - Quân Mông Cổ điên cuồng giết hại những người 
ở lại. Tình thế làm vua Trần rất lo lắng, Thái sư Trần Thủ Độ đã tâu “Đàu thần chưa rơi xuống đât, xin bệ hạ 
 đừng lo” 
 - Chưa đầy 1 tháng, quân giặc gặp nhiều khó khăn
 - Nhân cơ hội này, nhà trần mở cuộc phản công lớn 
 ở Đông Bộ Đầu, bị bất ngờ 29/1/1258 quân Mông Cổ 
 rút khỏi Thăng Long, trên đường rút chạy bị dân binh đánh ở Quy Hoá chặn đánh tan tác.
 * HS trình bày lại diễn biến trên lược đồ
 ? Vì sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ ? 
 - HS biết sử dụng cách đánh giặc thông minh, biết chớp thời cơ
 ? Bài học trong cuộc kháng chiến chống quân 
 xâm lược Mông Cổ ?
 - Khi lúc giặc còn mạnh ta không dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài, khi chúng gặp khó khăn ta mở cuộc phản công và lấy kế “Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ: (12’)
- Năm 1257, vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt để tiến lên đánh Nam Tống.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh quân Mông Cổ: (22’)
 * Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
Ban lệnh sắm sửa vũ khí, luyện tập quân đội suốt ngày đêm.
 * Diễn biến:
Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta
- Thực hiện kế hoạch kháng chiến: 
“Vườn không nhà trống”
- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu
 * Kết quả: 
Quân Mông Cổ rút quân chạy về nước.
 * Nguyên nhân thắng lợi:
- Vua tôi nhà Trần có chủ trương kế hoạch chống giặc sáng suốt
* Bài học kinh nghiệm: 
“Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”
5. Củng cố: (3’)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng: Mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ thế kỉ XIII ?
Thiết lập ách thống trị của đế chế Mông Cổ trên đất Đại Việt
Chiếm Đại Việt để làm bàn đạp tấn công lên phía Nam nước Nam Tống
Chiếm Đại Việt để tấn công các nước Đông Nam á
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2’)
+ Bài cũ: - Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông cổ 
 - Mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ
 - Nhà Trần đã có chuẩn bị và kháng chiến chống quân Mông Cổ nghư thế nào ?
 - Tại sao quân Mông cổ rất hùng mạnh mà bị ta đánh bại
+ Bài mới: -Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của nhà Nguyên 
 - Nhà Trần có kế hoạch đánh giặc như thế nào 
 - Diễn biến, kết quả, của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
 - Sưu tầm tư liệu lịch sử
v. Rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docsu7t24.doc
Giáo án liên quan