Giáo án Lịch sử 7 Tiết 23: cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược mông cổ (1258)

1.Kiến thức.

- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông- Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử.

- Những nét chính diễn biến 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần theo lược đồ: những trận đánh quyết định như Đông Bộ Đầu ( kháng chiến lần thứ nhất). Tây Kết, hàm Tử, Chương Dương( kháng chiến lần thứ 2). Vân Đồn, Bạch Đằng( Lần thứ 3).

- Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.

- Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xam lược mông- Nguyên thời Trần.

2.Tư tưởng

Giáo dục cho hs ý chí kiên cờng, bất khuất, mu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.

3 Kĩ năng.

Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lợc đồ.

Đọc và vẽ lợc đồ.

Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Tiết 23: cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược mông cổ (1258), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/11/2010
Ngày dạy : 15/11/2010
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
 Mông – nguyên ( Thế kỉ XIII ) 
Tiết 23: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ (1258)
A.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức.
- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông- Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử.
- Những nét chính diễn biến 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần theo lược đồ: những trận đánh quyết định như Đông Bộ Đầu ( kháng chiến lần thứ nhất). Tây Kết, hàm Tử, Chương Dương( kháng chiến lần thứ 2). Vân Đồn, Bạch Đằng( Lần thứ 3).
- Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xam lược mông- Nguyên thời Trần.
2.Tư  tưởng
Giáo dục cho hs ý chí kiên cờng, bất khuất, mu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
3 Kĩ năng.
Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lợc đồ.
Đọc và vẽ lợc đồ.
Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
B. Phương pháp giảng dạy.
- Trực quan, phân tích, so sánh, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
C. Chuẩn bị của GV, HS.
GV:- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chíên chống quân xâm lược Mông Cổ.
 - Chuẩn kiến thức kĩ năng.
HS: - Học bài, trả lời theo câu hỏi SGK.
 - Làm bài tập LS.
 - Chuẩn bị bài mới.
D.Tiến trình giờ dạy
1.Tổ chức lớp: 
2.Kiểm tra miệng :
- Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
- Để phục hồi và phát triển kinh tế nhà Trần đã làm gì?
3. Bài mới
Sau khi nắm chính quyền, nhà Trần đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng bộ máy nhà nớc, phục hồi sản xuất. Vua tôi nhà Trần còn phải chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với những âm mu xâm lược của bọn phong kiến Mông- Nguyên. Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Vởy cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kĩ năng cần đạt
Chuẩn kiến thức cần đạt
GV: Chỉ đất nước Mông Cổ trên bản đồ thế giới và giới thiệu về Mông Cổ: Từ xa các bộ lạc du mục Mông Cổ sống ở những vùng thảo nguyên. Đầu thế kỉ XIII nhà nớc phong kiến Mông Cổ được thành lập. Vua Mông Cổ mang quân xâm lược khắp nơi và xây dựng một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến bờ Bắc Hải. Người xa đã nhận xét "Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó ".
GV: Giới thiệu HS quan sát H.29 SGK.
H: Hình 29 giúp em hiểu được gì về quân Mông Cổ? 
- Quân đội rất lớn mạnh, có tổ chức, trang bị tốt.
GV: Năm 1257, vua Mông Cổ mở cuộc xâm lược Nam Tống để chiếm toàn bộ Trung Quốc rộng lớn. Để đạt tham vọng đó, chúng cho tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy quân xâm chiếm Đại Việt.
H: Tại sao vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước?
- Vì sau khi chiếm Đại Việt, quân Mông Cổ sẽ đánh lên phía Nam Trung Quốc, trong khi đó, một số lượng rất đông quân Mông Cổ sẽ ồ ạt tấn công từ phía bắc, tạo nên gọng kìm tiêu diệt Nam Tống
H: Trước khi kéo vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì?
- Cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ hàng vua Trần. 
H: Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến? 
- Bắt sứ giả tống giam vào ngục.
H: Khi được tin quân Mông Cổ xâm
lược nước ta vua Trần đã làm gì?
- Ban lệnh cho cả nớc sắm sửa vũ khí.
- Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập.
GV: Dùng lược đồ để trình bày diễn biến. 
Tháng 1-1258, quân Mông Cổ tiến vào nớc ta theo đờng sông Thao xuống Bạch Hạc rồi đến vùng Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại. Tại đây quân ta đặt phòng tuyến do vua Thái Tông chỉ huy và đánh một trận quyết liệt. Do quân giặc mạnh, vua Trần phải cho quân rút lui về Thăng Long để bảo toàn lực 
lượng. Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương:
"vườn không nhà trống", vua Trần cho quân xuôi về Thiên Mạc. Khi Ngột 
Lương Hợp Thai cho quân tiến vào Thăng Long thì trước mắt chúng là 
vườn không nhà trống. Không lương thực...
Quân Mông Cổ điên cuồng giết hại những người còn ở lại. Trớc tình thế đó, vua Trần rất lo lắng. Thái sư Trần Thủ Độ: "Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". Câu nói thể hiện niềm tin chiến thắng của quân và dân ta. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, quân giặc đã gặp phải nhiều khó khăn vì thiếu lương thực, một vài cánh quân đã đi ra khỏi thành vào cướp bóc các làng xung quanh và bị nhân dân đánh theo lối du kích.
Nhân cơ hội này, nhà Trần đã mở cuộc tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu.
Bị bất ngờ, ngày 29 -1258, quân Mông Cổ đã rút khỏi Thăng Long về nước. Trên đường rút chạy, chúng đã bị dân binh ở Quy Hoá chặn đánh tan tác.
H: Vì sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ ( TL nhóm bàn- 3p)?
- Vì quân ta biết sử dụng cách đánh giặc thông minh, biết chớp thời cơ.
Khi thế giặc mạnh, ta chủ trương không dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng, nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài. Khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại. Đó là kế "lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều".
GV: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ I.
- HS quan sát lược đồ.
- HS quan sát diễn biến trận đánh trên lược đồ.
- HS làm việc hợp tác theo nhóm bàn
1.Âm mưu xâm 
lược Đại Việt của quân Mông Cổ
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ
a. Nhà Trần chuẩn bị: 
-Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.
b. Diễn biến
- Tháng 1 -1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao, qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó rút về Thăng Long.
- Ta thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực thực phẩm.
-Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
c. Kết quả: Ngày 29-1-1258 Quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long về nước.
4. Củng cố bài:
HS trả lời những câu hỏi sau:
Quân Mông Cổ xâm lợc nớc ta nhằm mục đích gì?
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ bằng lợc đồ.
Suy nghĩ gì về cách đánh giặc của dân tộc ta qua cuộc kháng chiến đó?
5. Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập
- Học thuộc bài cũ trả lời câu hỏi sgk.
 - Đọc, nghiên cứu phần II tiếp theo.

File đính kèm:

  • docT23 su7.doc