Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 19, Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Trần Quang Nhiệm
I – Mục tiêu bài học :
1 . Kiến thức :
- Dưới thời Lý, nền kinh tế có chuyển biến và đạt được 1 số thành tựu: đất đai mở rộng, thủy lợi chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện, buôn bán phát triển
2. Tư tưởng :
- Giáo dục lòng tự hào, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc
- Có ý thức vươn lên xây dựng đất nước độc lập, tự chủ
3 . Kĩ năng :
Quan sát, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ
II . Chuẩn bị của thầy và trò
1. Thầy :
- Bài giảng , tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh
- Sơ đồ phân hoá xã hội thời Lý
2. Trò :
- Tham khảo nội dung bài mới
- Chia nhóm 6 thảo luận .
Tuần 10 - Tiết 19: Ngày soạn 5 -11-2007 Bài 12 : ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ ( 2 tiết ) I – Mục tiêu bài học : 1 . Kiến thức : - Dưới thời Lý, nền kinh tế có chuyển biến và đạt được 1 số thành tựu: đất đai mở rộng, thủy lợi chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện, buôn bán phát triển 2. Tư tưởng : - Giáo dục lòng tự hào, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc - Có ý thức vươn lên xây dựng đất nước độc lập, tự chủ 3 . Kĩ năng : Quan sát, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ II . Chuẩn bị của thầy và trò 1. Thầy : - Bài giảng , tài liệu tham khảo - Tranh ảnh - Sơ đồ phân hoá xã hội thời Lý 2. Trò : - Tham khảo nội dung bài mới - Chia nhóm 6 thảo luận . III . Các hoạt động dạy và học : 1. Oån định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (Không kiểm tra) 3. Dạy và học bài mới. Giới thiệu bài mới : Nhắc lại kiến thức củ®chuyển ý sang bài mới Hoạt động dạy và học TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 18’ Hoạt động 1: Trong nông nghiệp thời kỳ nhà Lý có sự chuyển biến như thế nào ? Gv: Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và quan trọng nhất thời Lý . H1: Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của ai ? Gv: Ruộng đất bị phân hoá: Ruộng đất tư nhiều hơn(lấy đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc cung cấp cho con cháu . Gv: Cho hs đọc chữ in nghiêng ((SGK – 44 ) H2: Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào ? H3: Nhà nước đã đề ra những biện pháp gì để khuyến khích sản xuất ? H4: Với biện pháp này đã mang lại kết quả gì ? Gv: Các biện pháp này có tác dụng rất lớn đến sản xuất, đặc biệt là trong buổi đầu dựng nước H5: Vì sao nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh ? Hs: Của nhà vua nhưng phần lớn là ruộng đất công làng xã (dân chia ruộng đất công để cày và nộp thuế cho vua) Hs: đọc to : Hs: Khuyến khích nông dân sản xuất Hs: Cày tịch điền + Xem dân gặt hái + Khai hoang thủy lợi ... + Bảo vệ sức kéo ... Hs: Nhiều năm bội mùa Hs: + Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp + Nông dân cũng rất quan tâm đến chăm lo sản xuất I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhưng do nông dân canh tác và có nghĩa vụ đối với nhà nước. - Nhà Lý rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - Đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích sản xuất: cày ruộng tịch điền, đi xem dân gặt hái, khai hoang, đào kênh, đắp đê, bảo vệ sức kéo. ÞNông nghiệp rất phát triển, được mùa liên tục 20’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý Gv: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp Gv: Cho hs đọc (SGK- 45) H1: Trong dân gian có những nghề thủ công nào ?Nghề nào là phát triển nhất ? H2: Em nghĩ gì về hàng tơ lụa Đại Việt ? Vì sao nhà Lý không dùng gấm vóc nhà Tống ? H3: Xuất hiện những ngành nghề thủ công mới nào ? Gv: Người thợ thủ công tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng: Chuông quy điền, tháp báo thiên, Vạc phổ minh ... Gv: Cho hs quan sát Bác men ngọc thời Lý®rút ra nhận xét . H4: Tình hình trao đổi buôn bán thời nhà Lý như thế nào ? biểu hiện ? Gv: Gọi hs đọc (SGK- 46) Gv: Vân Đồn thuộc Quảng Ninh là một hải đảo H5: Vì sao nhà Lý chỉ cho tự do buôn bán với người nước ngoài ở hải đảo và vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa? H6: Sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì ? Thảo luận: Nguyên nhân tạo sự chuyển biến này ? Hs: đọc từ đầu®Vục Phổ Minh . HS: Trả lời Hs: Nghề dệt phát triển nhất Hs: Muốn nâng cao giá trị hàng trong nước Hs: Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy + In bản gỗ ÞHoa văn®thanh nhã, không chỉ là vật dụng còn là 1 tác phẩm nghệ thuật Hs: Rất phát triển Chính quyền 2 bên lập nhiều khu chợ - Thuyền buôn nhiều nước thường xuyên qua lại Hs: Ý thức tự vệ, cảnh giác đối với nhà Tống . Hs: Nước ta có đủ khả năng để xây dựng 1 nền kinh tế tự chủ phát triển 6 nhóm thảo luận + Điều kiện đất nước độc lập và ý thức dân tộc. + Nhà Lý có cơ sở thủ công nghiệp + Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển®thương nghiệp phát triển 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp a. Thủ công ngjiệp: - Trong dân gian có nhiều ngành nghề phát triển: dệt,làm gốm, xây dựng ... tạo ra sản phẩm có chất lượng - Các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn rắt... rất phát triển . b. Thương nghiệp: - Hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước rất phát triển - Vân đồn được coi là nơi thuận tiện buôn bán với thương nhân nước ngoài ÞThời Lý, nhân dân Đại Việt đã xây dựng 1 nền kinh tế tự chủ phát triển 5’ Hoạt động 3: Củng cố : - Sự chuyển biến trong kinh tế thời Lý: Xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển - Học sinh: trả lời. 4. Dặn dò và hướng dẩn làm bài tập ở nhà: (1’) - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong trong sách giáo khoa - Xem trước phần II. IV. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Giao an Lich Su 7(32).doc