Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 19, Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa thời Lý - Nguyễn Văn Nguyên
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Học sinh nắm được sự chuyển biến về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.
- Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.
- Văn hoá giáo dục thời Lý, các giai tầng và những thành tựu văn hoá tiêu biểu như lập văn miếu, Quốc tử giám, mở khoa thi, nghệ thuật phát triển.
2- Kĩ năng:
Quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta dưới thời Lý.
B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Bài tập Lịch sử 7.
Tuần: 10 Ngày soạn: 23 / 10 / 2010 Tiết: 19 Ngày dạy: 28 / 10 / 2010 Bài 12 đời sống kinh tế văn hoá thời lý I. Đời sống kinh tế a- mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Học sinh nắm được sự chuyển biến về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý. - Việc buôn bán với nước ngoài phát triển. - Văn hoá giáo dục thời Lý, các giai tầng và những thành tựu văn hoá tiêu biểu như lập văn miếu, Quốc tử giám, mở khoa thi, nghệ thuật phát triển. 2- Kĩ năng: Quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật. 3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ: Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta dưới thời Lý. b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học: - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS. - Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7. - Tư liệu Lịch sử 7. - Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng. - Bài tập Lịch sử 7. c- Tiến trình tổ chức dạy và học: * Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt bằng lược đồ? ? Vì sao nhân dân ta kháng chiến chống Tống thắng lợi? ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này? * Bài mới: - Hoạt động 1:Giới thiệu bài: +. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh GV nhắc lại ý nghĩa của việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, đưa đất nước trở lại bình yên, nền kinh tế nước ta dần có sự chuyển biến. Sự chuyển biến đó như thế nào, hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Hoạt động 2: +. Mục tiêu: HS nắm được những chuyển biến kinh tế nông nghiệp thời Lý. 1- Sự chuyển biến của nền nông nghiệp GV khẳng định: Nông nghiệp là nhành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý. ? Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai? ? Nhà Lý đã làm gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp? ? Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa gì? ? Với những việc làm và biện pháp đó nó đã tác động như thế nào đến nông nghiệp nước ta dưới thời Lý? Học sinh đọc mục 1 HS trả lời : - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua, chia cho nông dân canh tác và nộp tô thuế - Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp: + Vua Lý thường về các vùng quê cày ruộng tịch điền, cổ vũ nhân dân. + Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê. + Ban hành luật cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. - Khuyến khích, cổ vũ nhân dân hăng hái, tích cực, chú trọng vào nông nghiệp. à Nền nông nghiệp phát triển. -Hoạt động 3: +. Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp của nhà Lý. 2- Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV giảng: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. - HS đọc SGK. ? Qua việc làm trên của vua Lý, em có suy nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc nhà Tống? ? Nêu những chuyển biến mới của thủ công nghiệp thời Lý. ? Thương nghiệp thời Lý có những điểm gì đáng chú ý? Yêu cầu học sinh quan sát phần in nghiêng – trả lời. Giáo viên giảng. ? Vì sao nhà Lý lại chọn Vân Đồn là nơi buôn bán với nước ngoài ? ? Việc buôn bán với nhiều nước đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào? ?Em có nhận xét như thế nào về tình hình kinh tế nước ta thời Lý? Tại sao lại có sự phát triển đó? - HS làm việc với SGK - Nhà nước ưu tiên dùng hàng trong nước. a) Thủ công nghiệp - Dệt vải, gốm , xây dựng, đền đài phát triển. - Nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt , nhuộm vải đều được mở rộng. à Tạo ra nhiều sản phẩm mới. b) Thương nghiệp - Việc trao đổi buôn bán trong nước và với nước ngoài được mở rộng hơn trước: - Cảng Vân Đồn là nơi giao lưu buôn bán tấp nập, sầm uất với nước ngoài. - Đảm bảo an ninh và thông thương thuận lợi. à Thương nghiệp phát triển , nhân dân Đại Việt đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển. - Nguyên nhân: + Nhà nước quan tâm. + Nhân dân đoàn kết, cần cù, ý thức tự chủ. + Đất nước hoà bình trong thời gian dài.. * Củng cố bài học: ? Nêu những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của thời Lý. ? Thương nghiệp thời Lý phát triển như thế nào. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm chắc sự chuyển biến của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. - Làm bài tập trong sách bài tập 1,2,3. - Đọc và chuẩn bị bài phần II tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.
File đính kèm:
- Tiet 19 s.doc