Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 17: Ôn tập - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam buổi đầu độc lập. Ngô Quyền dựng nền độc lập và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

- Nắm được những nét chính về bộ máy nhà nước ta thời Đinh – Tiền Lê.

- Thấy được sự ra đời của nhà Lý và quá trình kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, trân trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.

3- Kĩ năng:

- Rèn luyện tư duy lịch sử và kỹ năng sử dụng bản đồ.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ Việt Nam.

- Bảng phụ.

- Tài liệu chuẩn kiến thức.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 17: Ôn tập - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Tiết: 17
Ngày dạy: 20 / 10 / 2010
ôn tập
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam buổi đầu độc lập. Ngô Quyền dựng nền độc lập và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
- Nắm được những nét chính về bộ máy nhà nước ta thời Đinh – Tiền Lê.
- Thấy được sự ra đời của nhà Lý và quá trình kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, trân trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.
3- Kĩ năng:
- Rèn luyện tư duy lịch sử và kỹ năng sử dụng bản đồ.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ Việt Nam.
- Bảng phụ.
- Tài liệu chuẩn kiến thức.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
*- ổn định và tổ chức:
*- Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
*- Bài mới:
	- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
- Chúng ta đã học xong giai đoạn lịch sử từ buổi đầu độc lập đến cuộc kháng chiến chống Tống 1075 - 1077. Hôm nay, thầy trò chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.
Hoạt động dạy
Ghi bảng
Hoạt động 2: 
+. Mục tiêu: HS củng cố kiên thức lịch sử qua các triều đại Ngô - Đinh – Tiền Lê và cuộc kháng chiến chông Tống của nhà Lý.
1- Hướng dẫn học sinh ôn tập theo câu hỏi trong SGK
Câu 1:
 Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?
Câu 2:
Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?
Câu 3:
Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Nguyên nhân làm cho nền kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?
Câu 4: 
Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
Câu 5:
Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt? Nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống?
Câu 6:
Em hãy trình bày diễn biến của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt trên bản đồ? Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó?
Câu 7:
Nêu cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống?
Câu 1:
- Ngô Quyền lên ngôi vua (xưng vương), chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Xoá bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiêt lập bộ máy chính quyền mới.
- Cử những người tâm phúc coi giữ những nơi quan trọng.
Câu 2:
- Ngô Quyền đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập.
- Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt “loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước.
Câu 3:
* Việc làm để xây dựng đất nước:
- 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng)
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
- 970 đặt niên hiệu là Thái Bình.
à Thể hiện ý thức độc lập tự chủ.
- Phong vương cho các con, cắt cử quan lại.
- Xây dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt những kẻ có tội
* Nguyên nhân: Đất nước được độc lập, tự chủ, đồng thời ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 4:
- Xây dựng và củng cố chính quyền TW.
- Đặt niên hiệu nước “Thuận Thiên”.
- Bộ máy nhà nước tập trung .
- Xây dựng luật pháp và quân đội.
- Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại.
Câu 5,
- Âm mưu: - Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước.
+ Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập. 
+ Nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ -> Nhân dân đấu tranh
+ Vùng biên cương bị Liêu Hạ quấy nhiễu.
- Xúi giục Chăm pa đánh Đại Việt ở Phía Nam.
- Ngăn cản việc buôn bán đi lại của nhân dân.
- Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
- Nhà Lý: - chủ động tấn công trước để tự vệ. Cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
- Quân đội được mộ thêm quân , tăng cường canh phòng, luyện tập làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
- Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham Pa
 câu 6: 
* Diễn biến:
- Quánh Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt. 
-> Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi. Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối 1077 Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch.
- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hoà.
* Kết quả : Quân giặc thua to buộc phải chấp nhận giảng hoà và rút quân về nước.
* ý nghĩa : 
- Đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Tống.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
Câu 7:
- Năm 1075, nhà Lý chủ trương tập kích sang các thành Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm (đất Tống) để giành thế chủ động bất ngờ. (tiến công để tự vệ)
- Năm 1077, đọc bài thơ “Thần” để tạo nên sự linh thiêng, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
- Đợi giặc mệt mỏi, cuối năm 1077, vượt sông Như Nguyệt tập kích doanh trại địch.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, hoà giảià giảm bớt thương vong.
* Củng cố bài học:
? So sánh và nhận xét bộ máy nhà nước thời Ngô/Tiền Lê và thời Lý.
? Em có nhận xét gì về việc đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc của Đinh Tiên Hoàng.
* Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập những kiến thức lịch sử Việt Nam đã học từ TK X - XI
- Chú ý tới nội dung 3 bài ôn tập LSVN
- Chú ý nội dung các bài LSTG (thời cổ đại, phong kiến, ấn Độ, Trung Quốc)
- Chuẩn bị kiểm tra 45’.

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc