Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

1.KIẾNTHỨC:

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Sự thành lập nhà Lý.

- Pháp luật và quân đội.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc.

- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Tăng cường đọc nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm, áp dụng bài tập vào tiết học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 NGÀY SOẠN 7-10-2009
TIẾT 14
Chương 2
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
(THẾ KỈ XI-XII)
BÀI 10 (1 tiết )
I.MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
1.KIẾNTHỨC:
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
- Sự thành lập nhà Lý.
- Pháp luật và quân đội.
2/ Kỹ năng 
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.
3/ Thái độ 
Bồi dưỡng cho HS.
- Ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Tăng cường đọc nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.
- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm, áp dụng bài tập vào tiết học mới.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày, bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ ở thời Đinh-Tiền Lê?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
- Nông nghiệp là cở sở kinh tế chủ yếu của nước ta đương thời. Sau nhiều năm khó khăn do xung đột, chiến tranh gây nên, các nhà nước Đinh-Tiền Lê đã phải ra sức chú trọng phát triển kinh tế nônh nghiệp.
- Thủ công nghiệp, Nhà nước Đinh –Tiền Lê đã xây dựng nhiều xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền chế tạo các sản phẩm phục vụ vua quan, nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
- Thương nghiệp, từng bước phát triển.
- Ngoại giao, quan hệ giao ban Việt- Tống được thiết lập. 
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
 Sự thành lập nhà Lý? Pháp luật và quân đội nhà Lý? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu.
Tiến trình bài dạy (Thời gian 34 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15 P
Tóm tắt mục chính của bài 10, gồm phần 1 và 2, học trong 1 tiết. 
1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ.
HOẠT ĐỘNG 1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 35 và trang 36.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào?
- GV bổ sung tiểu sử vua Lê Hoàn và vua Lê Long Đĩnh.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Hỏi Nhà Lý đã làm gì để xây dựng lại bộ máy nhà nước?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Hỏi Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?
Hỏi Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?
Hỏi Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý?
Trả lời - Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. 
- Cuối năm 1009, nhà Tiền Lê suy vong, Lý Công Uẩn được các nhà sư và các đại thần suy tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. 
Trả lời - Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La( Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước là Đại Việt.
- Vua đứng đầu mọi việc, nắm giữ quyền hành. 
+ Giúp vua có các đại thần các quan văn, võ. 
- Triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh.
- Cả nước chia làm 24 lộ. Dưới lộ phủ là huỵên, hương, xã. 
Trả lời – Vì đất Thăng Long có nhiều ưu điểm hơn so với Hoa Lư (Ninh Bình).
+ Vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước. “xem khắp đất nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu dời đô)
Trả lời – Giáo dục chưa phát triển để có điều kiện tuyển lựa nhân tài.
- Nhà Lý mới thành lập cần tập trung quyền lực để xây dựng và củng cố chính quyền của mình.
Trả lời Xem bảng phụ cuối bài.
a. Hoàn cảnh thành lập nhà Lý
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. 
- Cuối năm 1009, nhà Tiền Lê suy vong, Lý Công Uẩn được các nhà sư và các đại thần suy tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. 
b. Nhà Lý xây dựng lại bộ máy nhà nước.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước là Đại Việt.
- Vua đứng đầu mọi việc, nắm giữ quyền hành. 
- Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.
- Các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ.
- Giúp việc vua có các đại thần, quan văn, võ. 
- Cho treo chuông trước điện Long Trì.
- Cả nước chia làm 24 lộ. Dưới lộ là phủ, huỵên, hương, xã. 
15P
HOẠT ĐỘNG 2. LUẬT PHÁP VÀ QUÂN ĐỘI?
2. LUẬT PHÁP VÀ QUÂN ĐỘI.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 2, trang 37 và trang 38. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Em hãy nêu chính sách pháp luật của nhà Lý?
Hỏi Từ nhận xét trên, em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình thư thời Lý?
Hỏi Em hãy nêu chính sách quân đội của nhà Lý?
- GV giải thích chính sách “Ngụ binh ư nông”.
Hỏi Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Lý?
- GV bổ sung chính sách đoàn kết các dân tộc. 
 - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời - Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
Trả lời – Trước kia việc kiện tụng, xử phạt đều do quan lại đảm trách xử lí, nhiều khi xử quá khắc nghiệt, có người còn bị oan ức. Vì thế vua nhà Lí thấy cần có quy định luật trong khi xét xử để đảm bảo sự công bằng cho mọi người.
- Bộ Hình thư ra đời, khi nước ta lúc đó chưa có luật là cần thiết và có tác dụng lớn. Với những điều quy định chặt chẽ được ghi trọng luật Hình thư, góp phần làm ổn định trật tự xã hội, nâng cao uy tín của nhà Lý.)
Trả lời - Gồm hai bộ phận : 
+ Cấm quân.
+ Quân địa phương.
- Binh chủng: Bộ, thủy.
- Thực hiện theo chính sách “Ngụ binh ư nông”.
Trả lời 
- Đối nội.
- Thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc. 
- Đối ngoại.
- Thực hiện chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, kiên quyết bảo vệ tổ quốc.
a- Pháp luật.
- Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
b- Quân đội.
- Gồm hai bộ phận : 
+ Cấm quân.
+ Quân địa phương.
- Binh chủng: Bộ, thủy.
- Thực hiện theo chính sách “Ngụ binh ư nông”.
c- Đối nội.
- Thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc. 
d- Đối ngoại.
- Thực hiện chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, kiên quyết bảo vệ tổ quốc.
5P
HOẠT ĐỘNG 3. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
- GV đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp, nhằm để củng cố kiến thức toàn bài đồng thời để phát hiện ra HS khá, giỏi của lớp.
Hỏi Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
Trả lời – Tổ chức bộ máy nhà nớc từ trung ương đến địa phương.
- Ban hành bộ Hình thư.
- Xây dựng quân đội.
- Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 1 đến câu số 22, trong quyển “Kiến thức cơ bản Lịch sử 7” – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 34 đến trang 37.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà, bài 11 “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)”, trong SGK, trang 38 đến trang 40; bằng cách tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
 - Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
Sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý
 TRUNG ƯƠNG
 VUA
 ĐẠI THẦN
QUAN VĂN QUAN VÕ
ĐỊA PHƯƠNG
 24 LỘ
 PHỦ 
 HUỴÊN
 HƯƠNG
 XÃ 
TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ (1010-1266)
TT
TÊN VUA
THỜI GIAN 
TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC
1
Lý Thái Tổ 
(LýCông Uẩn) 
-1028)
2
Lý Thái Tông 
(1028-1054)
3
LýThánhTông 
(1054-1072)
4
Lý Nhân Tông 
(1072-1127)
5
Lý Thần Tông 
(1128-1138)
6
Lý Anh Tông 
(1138-1175)
7
Lý Cao Tông 
(1176-1210)
8
Lý Huệ Tông 
(1211-1225)
9
Lý Chiêu Hoàng 
(1225)
Triều đại nhà Lý, trải qua 9 đời vua, trị vì đất nước 215 năm

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 10.doc
Giáo án liên quan