Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (Tiếp theo) - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Biết được những nét lớn về mặt kinh tế, văn hóa của buổi đầu độc lập thời Đinh- Tiền Lê.

2. Tư tưởng: Giáo dục HS:`

- Ý thức độc lập và tự chủ trong xây dựng đất nước.

- Biết quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha từ thời Đinh - Tiền Lê.

3. Kỹ năng: HS biết phân tích và rút ra ý nghĩa các thành tựu kinh tế - văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Tranh ảnh di tích các công trình văn hoá, kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê; sơ đồ tổ chức xã hội thời Đinh- Tiền Lê.

2. HS: Tư liệu thành văn về các triều đại Đinh - Tiền Lê.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (Tiếp theo) - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 	 NS: 03 /10/2012	
Tiết 12 	 NG: /10/2012	
Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Biết được những nét lớn về mặt kinh tế, văn hóa của buổi đầu độc lập thời Đinh- Tiền Lê.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:`
- Ý thức độc lập và tự chủ trong xây dựng đất nước.
- Biết quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha từ thời Đinh - Tiền Lê.
3. Kỹ năng: HS biết phân tích và rút ra ý nghĩa các thành tựu kinh tế - văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Tranh ảnh di tích các công trình văn hoá, kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê; sơ đồ tổ chức xã hội thời Đinh- Tiền Lê.
2. HS: Tư liệu thành văn về các triều đại Đinh - Tiền Lê.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Những việc làm của nhà Đinh để xây dựng đất nước?
- Sự thành lập nhà Lê và việc tổ chức bộ máy chính quyền Tiền Lê?
- Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) của Lê Hoàn?
2. Giới thiệu bài: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta và củng cố nền độc lập thống nhất của nước Đại Cồ Việt – đó cũng chính là cơ sở để xây dựng nền kinh tế - văn hoá buổi đầu độc lập.
3. Bài mới:
II - SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc làm của vua Lê để xây dựng nền kinh tế tự chủ.
*GV yêu cầu HS nhắc lại: Nền kinh tế XHPK có những ngành nào?
HS nhắc lại: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/32 đàm thoại:
H: Thời Đinh- Tiền Lê, phần lớn ruộng đất thuộc sở hữu của ai?
HS trả lời.
H: Nhân dân được chia ruộng và thực hiện các nghĩa vụ gì đối với nhà nước?
HS trả lời.
H: Vua Lê đã có những chính sách gì để khuyến khích sản xuất nông nghiệp?
HS trả lời.
H: Em hiểu cày “tịch điền” là gì?
HS: Vua cày tượng trưng theo phong tục phong kiến.
*HS trao đổi bàn (2’): Việc vua Lê Đại Hành tổ chức cày tịch điền có ý nghĩa gì? Những việc làm của vua Lê có tác dụng gì?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Thể hiện vua quan tâm đến sản xuất để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển ->nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển, mùa màng bội thu (987, 989) ..
=>GV chuyển ý: Nông nghiệp được coi trọng vì đây là nền tảng kinh tế của đất nước -> tạo đà cho thủ công nghiệp phát triển.
H: Sự phát triển thủ công nghiệp thể hiện ở những mặt nào?
HS: Xây dựng công xưởng thủ công nhà nước để tập trung thợ khéo và các nghề thủ công phát triển.
HS thảo luận nhóm 2 phút: Nguyên nhân nào làm cho nghề thủ công phát triển như vậy?
(Đất nước được độc lập, các nghề tự do phát triển, không bị kìm hãm như trước đây vì thợ khéo không bị cống nạp sang Trung Quốc như thời Bắc thuộc; do bản tính cần cù và kinh nghiệm sản xuất của dân tộc ta có từ lâu đời truyền lại).
* Gọi HS đọc thông tin đoạn in nghiêng/32 và yêu cầu HS miêu tả cung điện Hoa Lư để thấy sự phát triển của thời Tiền Lê.
H: Thương nghiệp có gì đáng chú ý?
HS trả lời.
H: Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì?
HS: Củng cố nền độc lập và tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
H: Việc tiếp xúc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước có tác dụng gì?
HS: kích thích các ngành thủ công trong nước phát triển...
=>GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Kinh tế nước ta thời Đinh - Tiền Lê rất phát triển do được sự quan tâm của nhà nước và vua Lê Đại Hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi về xã hội và văn hoá.
H: Trong xã hội có những tầng lớp nào?
HS: 2 tầng lớp cơ bản (thống trị và bị trị).
H: Tầng lớp thống trị gồm những ai? bị trị gồm những ai?
HS: kể theo mục vừa đọc.
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Nông dân chiếm đa số, là người tự do và cày ruộng công làng xã.
H: Vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội thời Đinh- Tiền Lê? 
Thống trị Vua
 Quan văn Quan võ Nhà sư
Bị trị Địa chủ
 Nông dân
 Thợ thủ công
 Thương nhân
Nô tì
H: Cho biết tình hình giáo dục nước ta thời kì này?
HS trả lời.
H: Nhân dân các làng xã quyên góp xây dựng ngôi chùa của làng mình nhằm mục đích gì?
HS: để thời Phật, làm chỗ hội họp, tế lễ, vui chơi, nơi dạy học
GV liên hệ chùa làng hiện nay và giáo dục HS.
=>GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS thảo luận nhóm (2’): Vì sao thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư được trọng dụng?
HS: Vì đạo Phật được truyền bá, các nhà sư có học lại giỏi chữ Hán -> nhà sư tiếp tục dạy học và làm cố vấn ngoại giao (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh)  
=>GV bổ sung: Các nhà sư rất được trọng dụng, tại kinh đô Hoa Lư có chùa bà Ngô, chùa Tháp và chùa Nhất Trụ
Giai cấp kể chuyện đón tiếp sứ thần nước Tống của nhà sư Đỗ Thuận.
H: Đời sống sinh hoạt của người dân diễn ra như thế nào?
HS: Nhiều loại hình văn hoá dân gian tồn tại (ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật) diễn ra trong lễ hội -> rất bình dị và đa dạng.
GV liên hệ thời nay.
H: Vào những ngày vui, Vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội ao đâm cá. Em có nhận xét gì về việc đó?
HS khá, giỏi trả lời: chứng tỏ sự phân biệt giàu- nghèo, sang – hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua- tôi chưa có khoảng cách
=>GV chuẩn kiến thức và chốt lại. 
*Cuối cùng, GV cho HS quan sát ảnh về đền thờ vua Lê /33 và giảng: Sau khi trị vì và ổn định đất nước được 15 năm (980 – 1005) thì Lê Đại Hành mất, để tưởng nhớ công ơn của vua Lê – nhân dân ta đã lập đền thờ ở Ninh Bình.
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
a. Nông nghiệp:
- Ruộng đất chia đều cho nông dân.
- Khai khẩn đất hoang.
- Chú trọng thuỷ lợi.
- Tổ chức lễ cày tịch điền
=> Ổn định và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
- Lập nhiều xưởng mới.
- Nghề cổ truyền phát triển (dệt lụa, làm giấy, đồ gốm).
c. Thương nghiệp:
- Đúc tiền đồng.
- Trung tâm buôn bán và chợ hình thành.
- Buôn bán với nước ngoài
2. Đời sống xã hội và văn hoá
a. Xã hội: gồm 3 tầng lớp:
- Thống trị: vua, quan (văn, võ) và một số nhà sư.
- Bị trị: đa số là nông dân tự do.
- Nô tì: số lượng ít.
b. Văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- Chùa chiền được xây dựng nhiều.
- Nhà sư được coi trọng.
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển
4. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển?
- Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?
*GV kết luận: 
- Sau khi Lê Hoàn mất, Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua và lập ra nhà Lý.
- Vậy sau khi lên ngôi, vua Lý đã làm gì để đẩy mạnh xây dựng đất nước? (bài sau).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo các nội dung.
- Tìm hiểu về nhà Lý.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 10.
* Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docSu 7 tiet 12.doc
Giáo án liên quan