Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, 13. Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Sự phát triển kinh tế-văn hóa.

+ Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

+ Đời sống xã hội và văn hóa.

2/ Kỹ năng

Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Quan sát tranh ảnh, biết sử dụng các tư liệu lịch sử, văn học để minh họa, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp.

3. THÁI ĐỘ:

v Bồi dưỡng cho HS.

- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Những tư liệu, tranh ảnh lịch sử (Đền thờ vua Đinh, vua Lê), những câu chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm, áp dụng bài tập vào tiết học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Làm bài tập lich sử và học bài cũ của bài đã học; xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Quan sát tranh ảnh lịch sử có trong bài học, nhằm khai thác các kiến thức cơ bản trong bản đồ, tranh ảnh lịch sử.

- Tăng cường sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học mới.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, 13. Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả dân tộc. Đây là việc làm đáng ca ngợi và khâm phục.
Trả lời - Oâng sinh năm 941, quê ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình nghèo khổ. Bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen, cha mẹ mất sớm, ông phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên ông đi theo Đinh Liễn, lập được nhiều chiến công. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn xong 12 sứ quân thì phong ông lên làm Thập đạo tướng quân.
- Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi, nhân cơ hội đó nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, bà Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi cho ông.
- Oâng xưng là Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là thiên Phúc, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Trong một thời gian ngắn dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân ta đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống. 
Trả lời - Xem phần cuối bài
Trả lời - Tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Tiền Lê hoàn thiện hơn so với thời Đinh.
- Trung ương, vua nắm mọi quyền hành, giúp việc vua có Thái sư, Đại sư và quan lại, hầu hết các quan lại đều là võ tướng.
- Địa phương, cả nước được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.
- Quân đội, có 10 đạo và 2 bộ phận (cấm quân và quân địa phương)
Trả lời - Vì trong lịch sử nước ta có hai thời kỳ nhà Lê. Để phân biệt với thời kỳ nhà Lê sau này, do Lê Lợi lập nên, vào năm 1428, mà sử cũ gọi là Hậu Lê (hay là thời Lê Sơ). Thời nhà Lê của Lê Hoàn lập trước, nên gọi là thời Tiền Lê.)
- Cuối năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, vua mới còn nhỏ nên phải cử một tướng giỏi là Lê Hoàn, người có công lớn trong dẹp loạn 12 sứ quân, làm người giúp vua. 
- Nội bộ triều đình xảy ra bất hòa.
 - Nhân đó, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. 
- Trước tình thế đó, các thủ lĩnh, cùng bà thái Hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, để chuẩn bị cuộc kháng chiến.
- Lê Hoàn (Lê Đại Hành), đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập ra nhà Lê (Tiền Lê).
- Hai triều đại Đinh - Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng một chính quyền khá hoàn chỉnh: 
+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp vua có thái sư, đại sư, quan văn, võ
+ Cả nước được chia thành 10 lộ, giao cho các tướng hay con cháu cai quản. 
+ Quân đội được thành lập 10 đạo và hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. 
10P
HOẠT ĐỘNG 3. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG CỦA LÊ HOÀN?
3. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG CỦA LÊ HOÀN.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 3, trang 30 và trang 31 kết hợp với hình 19-toàn cảnh cố đô Hoa Lư-Ninh Bình .
Hỏi Quân Tống xâm lược ta vào năm nào? Tướng giặc chỉ huy là ai? Quân Tống vào nước ta bằng con đường nào?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Hỏi Em hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lên Hoàn chỉ huy?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Hỏi Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Hỏi Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Hoàn đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
- GV mô tả hình 19-toàn cảnh cố đô Hoa Lư-Ninh Bình 
Trả lời - Quân Tống xâm lược ta vào năm 981.
- Tướng giặc chỉ huy là Hầu Nhân Bảo.
- Quân Tống vào nước ta bằng hai con đường.
+ Đường bộ, theo con đương Lạng Sơn.
+ Đường thủy, theo đường sông Bạch Đằng.
Trả lời - Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng,quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống, Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Trả lời Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống), giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Việt.
Trả lời Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường với nhà Tống.
- Đầu năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến giành thắng lợi. 
- Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. 
- Thắng lợi này không chỉ biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo độc lập của Đại Việt.
4P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
Hỏi Vì sao Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho tổ quốc chỉ xưng vương; còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước thì xưng đế?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
Trả lời - Ngô Quyền xưng vương. Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác. Ở đây không phải là Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc, mà ông nhận thức được rằng, mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng. Nên ông thận trọng chỉ xưng vương, nhằm để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc, khi nền độc lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh xưng đế. Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục. So với thời Ngô Quyền, ông đã tiến thêm một bước, trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc. Khẳng định người Việt có giang sơn riêng, bờ cõi riêng. Nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với nước Trung Quốc, chứ không phải là nước phụ thuộc. Hoàng đế Đại Cồ Việt cũng ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng đế, nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc( Mùa xuân năm 970, ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 4 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập từ câu số 1 đến câu số 14, trong sách “Kiến thức cơ bản lịch sử 7”– NXB Quốc Gia Hà Nội, từ trang 31 đến trang 32.
Chuẩn bị bài mới
- Xem bài mới trước ở nhà bài 9 “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê”, phần II, trong SGK, trang 32 đến trang 34.
+ Nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.
+ Quan sát tranh ảnh lịch sử, lược đồ có trong sách giáo khoa để tìm ra kiến thức cơ bản trong bài học.
+ Tăng cường đọc thêm tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến bài học.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
TUẦN 7 NGÀY SOẠN 5-10-2009
TIẾT 13
BÀI 9 (2 – tiết 2)
I.MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
- Sự phát triển kinh tế-văn hóa.
+ Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
+ Đời sống xã hội và văn hóa.
2/ Kỹ năng
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Quan sát tranh ảnh, biết sử dụng các tư liệu lịch sử, văn học để minh họa, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp.
3. THÁI ĐỘ:
Bồi dưỡng cho HS.
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Những tư liệu, tranh ảnh lịch sử (Đền thờ vua Đinh, vua Lê), những câu chuyện về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.
- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.
- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm, áp dụng bài tập vào tiết học mới.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Làm bài tập lich sử và học bài cũ của bài đã học; xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.
- Quan sát tranh ảnh lịch sử có trong bài học, nhằm khai thác các kiến thức cơ bản trong bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
- Tăng cường sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
- Đầu năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi. 
- Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. 
- Thắng lợi này không chỉ biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo độc lập của Đại Việt.
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 9.doc