Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Trần Quang Nhiệm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:

- Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước.

 2. Tư tưởng:

- Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước.

- Lòng yêu quê hương đất nước.

3. Kĩ năng:

- Lập biểu đồ, sơ đồ, lập niên biểu.

- Kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử.

 II. Chuẩn bị:

Giáo viên: - Sơ đồ bộ máy nhà nước.

- Bản đồ loạn 12 sứ quân.

 - Các tranh ảnh và tư liệu lịch sử liên quan.

 Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 – Tiết 11
Ngày soạn: 7/ 10/ 2007 
 Phần hai
 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN GIỮA TK XIX
ChươngI
 BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ: 
BÀI 8
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:
- Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước.
 2. Tư tưởng: 
- Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước. 
- Lòng yêu quê hương đất nước.
3. Kĩ năng:
- Lập biểu đồ, sơ đồ, lập niên biểu.
- Kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Sơ đồ bộ máy nhà nước.
- Bản đồ loạn 12 sứ quân. 
 - Các tranh ảnh và tư liệu lịch sử liên quan.
 Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: (1’ )
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra bài tập, và vở ghi bài 1 số HS
3. Dạy và học bài mới.
- Giới thiệu: Sau hơn 1000 năm kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, cuối cùng nhân dân ta đã giành được nền độc lập với trận Bạch Đằng lịch sử (938), nước ta bước vào thời kì độc lập tự chủ. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10’
12’
11’
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý thức tự chủ độc lập của ngô Quyền.
GV: Cho HS nhắc lại ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
CH: Tình hình nước ta như thế nào sau khi đánh bại quân nam hán ( Yêu cầu HS dựa vào sgk )
CH: Tại sao Ngô Quyền bãi bỏ bộ máy cai trị cũ của họ khúc, lập bộ máy nhà nước mới (HS khá, giỏi )
GV gợi ý: Việc xây dựng tiết độ sứ phụ thuộc vào nước ngoài
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.
CH: Vua có vai trò gì trong bộ máy nhà nước?
CH:Những yếu tố nào chứng tỏ sự độc lập tự chủ của nhà Ngô?
GV: Kết luận
Hoạt động 2: Sự rối loạn, đất nước chia cắt sau khi Ngô Quyền mất.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 2.
CH: sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước có gì đáng chú ý?
(HS TB, yếu )
GV: Chuẩn xác: Ngô Xương Văn giành lại được ngôi vua nhưng vì sao không cai quản được đất nước?
CH: Em hiểu như thế nào về loạn 12 sứ quân?
GV: Dùng lược đồ xác định cho HS thấy.
CH: Việc chiếm đóng của các sứ quân dẫn đến ảnh hưởng gì cho đất nước?
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Diễn biến của quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 3.
CH: Đinh Bộ Lĩnh là ai? Em có suy nghĩ gì về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh?
CH: Ông đã làm gì để chuẩn bị dẹp loạn 12 sứ quân?
GV: Chuẩn xác.
- Dùng lược đồ yêu cầu HS trình bày quá trình thống nhất đất nước.
CH: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên 12 sứ quân.
GV: Kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Tình hình đất nước dưới thời Ngô Quyền như thế nào?
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với việc thống nhất đất nước?
Hoạt động 1: Nhóm
àHS ôn lại kiến thức cũ ở lớp 6.
àNgô Quyền lên ngôi chọn đất đóng đô.
- HS thấy được sự cần thiết phải bỏ nền tự chủ ( tiết độ sứ) xây dựng lên 1 bộ máy nhà nước mới, triều đình mới.
à1 HS vẽ, lớp nhận xét bổ sung. 
à Quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao.
à Xưng vương (vua)
Xây dựng nhà nước mới chọn kinh đô bộ máy nhà nước mới.
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp.
àCả lớp theo dõi.
àMâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhà Ngô àDương Tam Kha cướp ngôi.
à Uy tín nhà Ngô bị giảm sút.
àLà sự nổi dậy của các thế lực phong kiến.
àđất nước loạn lạc, chia cắt, nhân dân chết chóc, khổ cực.
Hoạt động 3: Cá nhân.
àĐinh Bộ Lĩnh là con của Đinh Công Trứ. Từ nhỏ ông đã có lòng yêu nước, thích đánh trận.
- Tập trung lực lượng, xây dựng căn cứ mua sắm vũ khí.
àHS lên bảng trình bày.
àNhờ sự ủng hộ của nhân dân, kết hợp với nghĩa quân Trần Lãm  và sự lãnh đạo tài tình của Đinh Bộ Lĩnh.
Hoạt động4: Cả lớp.
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập:
- 939 Ngô Quyền lên ngôi vua.
- Đóng đô ở Cổ Loa.
Bộ máy nhà nước
 Vua
Quan văn quan võ
 Thứ sử các châu
- Đất nước yên bình.
2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô:
- 944 Ngô Quyền Mất.
àDương Tam Kha cướp ngôi àtriều đình lục đục.
- 950 Ngô Xương Văn giành được ngôi nhưng không quản lí được đất nước.
- 965 loạn 12 sứ quân
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
- Tình hình đất nước.
+ Loạn lạc, chia cắt.
+ Nhà Tống âm mưu xâm lược.
- Quá trình thống nhất đất nước.
+ Lập căn cứ ở Hoa Lư, xây dựng lực lượng.
+ Liên kết với nghĩa quân Trần Lãm.
+ Được sự ủng hộ của nông dân.
 Năm 867 đất nước đã được thống nhất.
 4. Dặn dò và hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài cũ
- Xem trước bài mới: Tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước của nhà Đinh Tiền Lê, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(24).doc