Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu rằng Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước.

- Nắm tình hình chính trị cuối thời Ngô.

- Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.

- Ghi nhớ công ơn Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã có công dành quyền tự chủ, thống nhất đất nước, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho nước ta.

3- Kĩ năng:

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, biết điền kí hiệu vào những vị trí cần thiết.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- lược đồ 12 sứ quân.

- Bảng phụ vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 11, Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai
Lịch sử việt nam
Từ thế kỉ x đến giữa thế kỉ xix
========================== –&— ===========================
Tuần: 6
Ngày soạn: 19/ 9 / 2010
Tiết: 11
Ngày dạy: 23/ 9 / 2010
Chương I
Bài 8
Buổi đầu độc lập thời ngô - đinh – tiền lê
(thế kỉ X)
Nước ta buổi đầu độc lập
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu rằng Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài nhất là về tổ chức nhà nước.
- Nắm tình hình chính trị cuối thời Ngô.
- Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.
- Ghi nhớ công ơn Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã có công dành quyền tự chủ, thống nhất đất nước, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho nước ta.
3- Kĩ năng:
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, biết điền kí hiệu vào những vị trí cần thiết.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- lược đồ 12 sứ quân.
- Bảng phụ vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước 
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
 ? So sánh sự giống và khác nhau của các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây.
 ? Nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây có những đặc điểm gì?
3- Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Sau hơn 1000 năm kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, cuối cùng nhân dân ta đã giành lại được nền độc lập. Với trận Bạch Đằng lịch sử (năm 938), nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-Hoạt động 2: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được những nét lớn về buổi đầu độc lập thời gian, đóng đô, tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền.
1- Ngô Quyền dựng nền độc lập.
Yêu cầu học sinh làm việc với SGK
? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì?
? Sau khi giành được độc lập Ngô Quyền đã làm gì?
? Tại sao Ngô Quyền lại bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều
 đình mới? 
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền?
- GV treo bảng phụ sơ đồ bộ máy CQTW
? Vua có vai trò gì trong bộ máy cai trị?
? Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước thời Ngô Quyền?
? Tình hình đất nước dưới thời Ngô?
(HS làm việc với SGK)
- Chấm dứt 1000 năm đô hộ của PK phương Bắc.
- 939 lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô, bỏ chức tiết độ sứ của PK phương Bắc.
- Họ Khúc chỉ giành được quyền tự chủ, trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc nhà Hánà Ngô Quyền quyết tâm xây dựng quốc gia độc lập.
- Thành lập 1 triều đình mới ở TW.
Vua
 Quan văn Quan võ
Quan địa phương
(thứ sứ các châu)
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc : chính trị, ngoại giao, quân sự (quyền hành tập trung)
- Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
àĐất nước được bình yên	
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua: 
+ Đóng đô ở Cổ Loa
+ Bỏ chức tiết độ sứ
- Sơ đồ bộ máy CQTW
Vua
 Quan văn Quan võ
Quan địa phương
(thứ sứ các châu)
- Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc; đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục quan lại các cấp.
- Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ -> thứ sử châu Hoan, Kiều công Hãn -> thứ sử châu Phong ...)
àĐất nước được bình yên	
-Hoạt động 3: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được tình hình chính trị cuối thời Ngô và nguyên nhân loạn 12 sứ quân.
2- Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước như thế nào? 
? Những sự kiện nào đã chứng tỏ tình hình đất nước mất ổn định?
Giáo viên giảng và kể chuyện về Dương Tam Kha
? Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?
Giáo viên kể chuyện về Ngô Xương Văn phản công Dương Tam Kha à mời anh về cùng làm vuaàmâu thuẫn.
? Hãy nêu tình hình đất nước sau khi Ngô Xương Văn mất?
Giáo viên giảng- chỉ bản đồ
? Việc chiếm đóng của các sứ quân có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đất nước?
(HS làm việc với SGK)
- Năm 944 Ngô quyền mất. Các con còn nhỏ không đủ uy tín để giữ vững chính quyền. 
- Tình hình đất nước mất ổn định
- Dương Tam Kha (Bình Vương) tiếm quyền Vua
- Anh em Ngô Xương Ngập bỏ trốn.
- Các phe phái nổi lên khắp nơi.
à khủng hoảng
à Được sự giúp đỡ của các tưỡng lĩnh Nguyễn Bặc, Đinh Điền.
- Đất nước bị chia cắt, hỗn loạn của 12 tướng lĩnh địa phương.
 Loạn 12 sứ quân
(Kể tên theo SGK)
- Khắp đất nước liên tiếp đánh lẫn nhau, đất nước loạn lạc à là điều kiện cho giặc ngoại xâm tấn công.
- Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, triều đình lục đục các phe pháI nổi lên khắp nơi.
- Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua, nhưng không quản lý được đất nước. Cuộc tranh chấp của các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiép diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương.
- 965 Ngô Xương Văn chết à Loạn 12 sứ quân.
-Hoạt động 4: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được tình hình đất nước loan lạc và quá trình thống nhất 12 sứ quân của Đinh Bộ Linh và thiết lập nền độc lập.
3 - Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Hướng dẫn HS đọc SGK.
? Tình hình đất nước lúc này như thế nào?
? Đinh Bộ Lĩnh là ai?
? Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ đưa đất nước trở lại bình yên?
? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh lại dẹp yên được các sứ quân?
? Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
- HS làm việc với SGK
- HS trả lời phần in nghiêng SGK trang 127
- Tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ Hoa Lư.
- Liên kết với một số sứ quân khác tạo 1 sức mạnh để tiêu diệt, đánh dẹp các sứ quân còn lại 
- Được nhân dân ủng hộ, có tài đánh đâu thắng đó.
- Thống nhất đất nước, lập lại hoà bình trong cả nước, tạo ĐK xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.
* Tình hình đất nước:
- Loạn 12 sứ quânà đất nước chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống có âm mưu xâm lược.
* Quá trình thống nhất:
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư.
- Liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác.
- Được nhân dân ủng hộ.
à 967 đất nước được thống nhất.
4- Củng cố bài học:
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô?
? Tại sao xảy ra “loạn 12 sứ quân”?
? Hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc buổi đầu nền độc lập?
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nắm: những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước, được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
- Đọc và chuẩn bị bài 9 “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê” tìm hiểu tình hình chính trị, quân sự thời Tiền Lê.

File đính kèm:

  • docTiet 10s.doc