Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Năm học 2013-2014
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KT: Giúp HS hiểu:
- Trình bày sự ra đời XHPK ở châu Âu
- Hiểu biết đơn giản về thành thị trung đại : sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành các tầng lớp thị dân.
2. TT: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ XH chiếm hữu nô lệ sang XH phong kiến.
3. RLKN:
- Sử dụng bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội PK.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- GV: Bản đồ châu Âu, các quốc gia cổ đại phương Đông -Tây và tranh mô tả lãnh địa phong kiến, hoạt động thành thị trung đại.
- Tư liệu về chế độ chính trị, kinh tế XH trong các lãnh địa PK.
- HS: Bảng phụ.
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Tuần: 01 Tiết: 01 Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU S: 15/08/2013 G: 21 /08/2013 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KT: Giúp HS hiểu: - Trình bày sự ra đời XHPK ở châu Âu - Hiểu biết đơn giản về thành thị trung đại : sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành các tầng lớp thị dân. 2. TT: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ XH chiếm hữu nô lệ sang XH phong kiến. 3. RLKN: - Sử dụng bản đồ. - Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội PK. II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - GV: Bản đồ châu Âu, các quốc gia cổ đại phương Đông -Tây và tranh mô tả lãnh địa phong kiến, hoạt động thành thị trung đại. - Tư liệu về chế độ chính trị, kinh tế XH trong các lãnh địa PK. - HS: Bảng phụ. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Chuẩn bị sách, vở. 2. Bài cũ: ( 5 phút) - Hướng dẫn chuẩn bị sách và VBT, phương pháp học bộ môn. - Giới thiệu khái quát nội dung chương trình. 3. Bài mới: ( 3 phút) a, Giới thiệu: GV nêu khái quát về xã hội CHNL Hi Lạp, Rô-ma sụp đổ dẫn đến sự hình thành chế độ XH mới - XHPK ở châu Âu. b, Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HĐ1: (10 phút) KT: Trình bày sự ra đời XHPK ở Châu Âu KN: Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ - Bồi dưỡng nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người HS: Đọc M1 SGK. GV: Yêu cầu HS xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây trên bản đồ. H: Hãy nêu những biến đổi trong XH Tây Âu cuối TK V, khi bị bộ tộc người Giec-man tràn xuống xâm lược? HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện báo cáo - nhận xét. GV: Kết luận: Bộ máy nhà nước của đế quốc Rô-ma sụp đổ, lập nhiều vương quốc mới + chỉ bản đồ châu Âu. - Giảng: Về 2 g/c mới hình thành: lãnh chúa PK và nông nô. H: Theo em, quan hệ XH Tây Âu TKV có điểm nào giống với XH CHNL thời cổ đại? HS: XH CHNL: chủ nô - nô lệ. XH Tây Âu TK V: Lãnh chúa - nông nô. GV: Kết luận: Quan hệ sx mới - QHSX PK hình thành. HĐ2 ( 10 phút) KT:Hình thành khái niệm, tổ chức và hoạt động, đặc trưng cơ bản của lãnh địa PK KN:- Rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả HS: Đọc 3 dòng đầu M2 SGK và xem mô hình các lãnh địa PK châu Âu. GV: Lãnh địa PK là gì? HS: Đọc in nghiêng,và quan sát H1 SGK, miêu tả lãnh địa và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa ? GV: Nhấn mạnh: Mỗi quốc gia PK châu Âu có nhiều lãnh địa PK. Mỗi lãnh chúa có 1 lãnh địa riêng. GV: Em hãy nêu đời sống của nông nô trong XHPK? HS: Dựa SGK trả lời. GV: Liên hệ với địa chủ điền trang ở phương Đông - nhấn mạnh lãnh chúa PK châu Âu có quyền lực trong lãnh địa của mình. Phân tích đặc điểm kinh tế lãnh địa:1 đơn vị kinh tế riêng biệt, tự sản, tự tiêu, đóng kín. HĐ3: ( 12 phút) Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại HS: Đọc M3 SGK. GV: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? HS: TK XI, hàng hóa sx nhiều → cần trao đổi → lập thị trấn → thành thị ra đời. Xem H2 SGK - miêu tả cuộc sống ở thành thị. GV: Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì? - Làm rõ khái niệm phường hội, thương hội. HS: Xem ảnh và miêu tả hội chợ Đức. GV: Em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế ở thành thị? HS: sx nhiều hàng hóa,buôn bán tấp nập. GV: Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì giống với nền kinh tế lãnh địa? Thành thị xuất hiện có tác động gì đến sự phát triển của XHPK châu Âu? GV: Chốt lại toàn bài: 1. Sự hình thành XHPK ở châu Âu: - TK V, người Giec-man xâm chiếm tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập các vương quốc mới như: Ăng-giô Xắc- xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...→ XH có nhiều biến đổi : + Hình thành 2 g/c mới: Lãnh chúa PK: Là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất, tước vị, quyền thế, giàu có. Nông nô: Là những nô lệ được giải phóng và nông dân không có ruộng đất, làm thuê phụ thuộc vào lãnh chúa. → XHPK ở châu Âu được hình thành. 2. Lãnh địa phong kiến a, Lãnh địa PK là gì: - Là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc nhỏ. b,Tổ chức và hoạt động: - Lãnh địa bao gồm đất đai, dinh thự, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy...của lãnhchúa. - Nông nô: nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. - Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không lao động sống sung sướng, xa hoa.. c, Đặc điểm: - Nông nghiệp là chủ yếu. - Là đơn vị kinh tế chính trị độc lập, mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại a, Nguyên nhân ra đời: - Thời kì pk phân quyền: Các lãnh địa đóng kín cửa không có trao đổi buôn bán với bên ngoài. - Từ cuối thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sx ® TK XI, thành thị trung đại xuất hiện. b, Hoạt động của thành thị: - Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân họ lập ra phường hội và thương hội để cùng nhau buôn bán và sx. c, Vai trò: - Thúc đẩy XHPK châu Âu phát triển. 4. Củng cố: ( 3 phút) - Điền vào chỗ trống để hoàn thành KN về lãnh địa PK: khu đất riêng, lãnh chúa PK Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt đã được nhanh chóng bị biến thành .của mình gọi là lãnh địa PK. Mỗi đều có một lãnh địa riêng. - Chọn ý trả lời đúng nhất.(2 g/c chính trong XHPK châu Âu). - Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành ntn? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? 5. Dặn dò: ( 2 phút) - Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm BT ở VBT LS. - Chuẩn bị bài 2: soạn bài theo câu hỏi cuối mỗi mục. - Tìm đọc những mẩu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí. 6. RKN:
File đính kèm:
- tiet 1, bai 1.doc