Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Quỳnh Hoa

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2. Kĩ năng :

Có kĩ năng xác định vị trí các quốc gia PK Châu Âu trên bản đồ. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XHCHNL đến XHPK.

3. Thái độ :

Học sinh nhận thức được sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người đi từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến.

II. ĐỒ DÙNG:

1.Giáo viên: Một số tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa PK và thành thị trung đại.

2.Học sinh: Bản đồ Châu Âu PK, bản đồ các quốc gia cổ đại cùng các tư liệu về kinh tế, chính trị, xã hội trong lãnh địa.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Quỳnh Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian của các cuộc phát kiến địa lí đã học vào bảng sau ?
Thời gian
Các cuộc phát kiến lớn về đia lí
Điaxơ đi vòng qua cực Nam của Châu Phi.
Vacxcơđơ Gama cập bến Calicut ở Tây Nam Ấn Độ.
Côlômbô tìm ra Châu Mĩ.
Magienlan đi vòng quanh Trái Đất.
- Học bài theo câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị bài “Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu”.
 *********************************
Ngày soạn: 20/ 8/ 2011
Ngày giảng: 23/ 8/ 2011 lớp 7B
 25/ 8/ 2011 lớp 7A
Tiết 3
Bài 3 
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNGPHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của Phong trào VHPH.
- Nguyên nhân à PTCC Tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến CHPK châu Âu lúc bấy giờ.
2. Kĩ năng:
 Phân tích cơ cấu giai cấp à mâu thuẫn XH. Nguyên nhân sâu xa à cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống PK.
3. Thái độ:
HS nhận thức về sự phát triển hộp quy luật của XH lòai người. Vai trò của giai cấp Tư sản. Loài người đang đứng trước 1 bước ngoặt lớn. Sự sụp đổ của CĐPK.
II. ĐỒ DÙNG:
1.Giáo viên: 
- Bản đồ thế giới (hoặc bản đồ châu Âu).
- Tranh ảnh về thời kì Văn hóa Phục hưng.
- Một số tư liệu nói về những nhân vật LS và danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Phục hưng.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, XYZ (413).
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:..
Lớp 7A..................................................
2. KT Bài cũ: (5 phút)
Các cuộc phát kiến địa lý đã tác động như thế nào đến XH châu Âu?
Quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 1 phút.
 Ngay trong lòng XHPK, CNTB đã được hình thành. Giai cấp Tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên họ lại kh”ng có địa vị XH thích hợp. Do đó giai cấp Tư sản đã chống lại PK trên nhiền lĩnh vực. PTRHPH là minh chứng cho cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống PK.
b. Bài mới: 33 phút.
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động: Tìm hiểu phong trào Văn hóa Phục hưng: 10 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học
.- Cách tiến hành:
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của phong trào Van hóa Phục hưng?
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Bổ sung.
GV: Em hãy cho biết khái niệm “phong trào Văn hóa Phục hưng”.
HS: Trình bày khái niệm.
GV: Bổ sung
GV: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Ý nghĩa của phong trào?
HS Thảo luận theo kĩ thuật đắp bông tuyết.
GV: Bổ sung ( giới thiêu tranh)
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào cải cách tôn giáo: 10 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của phong trào; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành.
Bước 1
GV: Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung? 
Bước 2
GV: Diễn biến của cải cách?
HS: Trình bày diễn biến.
GV: Bổ sung (giới thiệu hình lu-thơ)
GV: Hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến tranh nông dân Đức: 13 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết qua của chiến tranh nông dân Đức; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học..
- Cách tiến hành
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh nông dân Đức?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Em hãy trình bày diễn biến của phong trào.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Ý nghĩa của phong trào?
HS: Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV: Nhận xét bổ sung.
1. Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII) :
- Nguyên nhân: sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hóa. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có vị thế về chính trị, xã hội.
- Khái niệm “phong trào Văn hóa Phục hưng: là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.
- Nội dung phong trào:
+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.
- Ý nghĩa:
+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
+ Mở đường cho sự phát triển văn hóa châu Âu và nhân loài.
2. Phong trào cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân: sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản=> phải tiến hành cải cách.
- Diễn biến
+ Cải cách M.Lu-thơ (Đức): lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái.
+ Cải cách của Can-vanh ( Thụy Sĩ): chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu-thơ, hình thành một giáo phái mới goi là đạo Tin lành.
- Hệ quả: đạo Ki-tô bị chia làm 2 giáo phái: Cựu giáo Ki-tô giáo cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau. Bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
3. Chiến tranh nông dân Đức
- Nguyên nhân nổ ra:
+ Đến thế kỉ XVI, ở Đức tầng lớp thị dân có thế lực kinh tế nhưng lại bị chế độ phong kiến cát cứ kìm hãm
+ Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo của Lu-thơ.
- Diễn biến
+ Lãnh đạo To-mat Muyn-xe, trong giai đoạn đầu phong trào nông dân Đức chiếm được 1/3 lãnh thổ.
+ Do nội bộ nghĩa quân kgoong thống nhất, bọn PK tập trung lực lượng đàn áp, phong trào thất bại.
- Ý nghĩa
+ Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu.
+ Phản ánh longgf căm thù của nông dân Đức.
+ Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến.
4. Củng cố hướng dẫn học bài ở nhà: 5 phút..
1.Vì sao giai cấp TS đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc PK ?
2. Em hãy nêu nội dung tư tưởng Cải cách của Luthơ và Canvanh ?
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Chuẩn bị bài “Trung Quốc thời phong kiến”.
 ********************************************************
Ngày soạn: 25/ 8/ 2011
Ngày giảng: 28/ 8/ 2011 lớp 7A, 7B
Tiết 4
Bài 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- XH PK Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
- Tên gọi và thứ tự của các triều đại PK ở Trung Quốc.
- Tổ chức bộ máy chính quyền PK.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng lập niên biểu các triều đại phong kiến TQ và phân tích các chính sách của các triều đại TQ.
3. Thái độ:
Nhận thức được TQ là một quốc gia PK lớn ở phương Đông., là láng giềng của Việt Nam và có ảnh hưởng tới quá trình lịch sử của ta.
II. ĐỒ DÙNG:
1.Giáo viên: Bản đồ treo tường TQ thời PK, một số tranh ảnh về các triều đại PKTQ, các tư liệu sưu tầm thêm về các chính sách của các triều đại PKTQ nếu có.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:..
 Lớp 7A..
2. KT Bài cũ: (5 phút)
Nguyên nhân dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng? Nội dung phong trào?
Nêu nội dung Cải cách tôn giáo của Luthơ? Tác động của nó?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1 phút.
Là một trong những quốc gia PK ra đời sớm và phát triển nhanh, TQ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực. Vậy sự phát triển này như thế nào? 
b. Bài mới : 33 phút.
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động: Tìm hiểu tình hình chính trị Trung Quốc thời PK:
- Mục tiêu: HS: nắm được nét nổi bật của tình hình chính trị Trung Quốc thời PK; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành
GV: Sự hình thành của XHPK Trung quốc bắt đầu từ khi nào? Biểu hiện?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung
Tổ chức bộ máy nhà nước PK Trung quốc qua các thời đại?
HS: Trình bày.
GV: Bổ sung.
GV: Sự ảnh hưởng của tổ chức bộ máy nhà nước PK Trung Quốc ảnh hưởng đến các triều đại của Việt Nam?
HS: Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV: Bổ sung.
GV: Chính sách đối ngoại của các triều đại Trung Quốc có gì đáng chú ý?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
1. Tình hình chính trị
* Sự hình thành XHPK
- Nhà nước ở Trung Quốc ra đời sớm (2000TCN) ở vùng đồng bằng Hoa Bắc.
- Xã hội PK hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần.
+ Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
+ Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô => XHPK Trung Quốc được xác lập.
* Tổ chức bộ máy nhà nước
+ Thời Tần: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan đến cai trị; thi hành chế độ cai trị hà khắc.
+ Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc bị bãi bỏ.
+ Thời Đường tổ chức nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn; cử người thân tín đi cai quản các địa phương; tổ chức nhiều khoa thi tuyển chon quan lại.
+ Thời Nguyên thi hành nhiều biện pháp đối xử giữa các dân tộc: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền,; người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ.
* chính sách đối ngoại: Các triều đại PK Trung Quốc đều tiến hành mở rộng lãnh thổ bàng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt Mỗi khi xâm lược Đại Việt đều chịu thất bại nặng nề.
4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: 5 phút.
 Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng nhiều biện pháp đó là những biện pháp gì ?
a. Cử người thân đi cai quả các địa phương.
b. Mở khoa thi chọn người tài.
c. Giảm tô thuế.
d. Phát triển thủ công nghiệp, thương mại với các nước.
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Chuẩn bị phần 4,5,6.
 ************************************************
Ngày soạn: 5/ 9/ 2011
Ngày giảng: 7/ 9/ 2011 lớp 7B
 9/ 9/ 2011 lớp 7A
Tiết 5
Bài 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
(tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tình hình kinh tế Trung Quốc.
- Những đặc điểm văn hóa khoa học – kĩ thuật của XH PK Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng lập niên biểu các triều đại phong kiến TQ và phân tích các chính sách của các triều đại TQ.
3. Thái độ:
	 Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hóa. 
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Bản đồ treo tường TQ thời PK, một số tranh ảnh về các triều đại PKTQ, các tư liệu sưu tầm thêm v

File đính kèm:

  • docGA Su 7 CKTGiam tai.doc
Giáo án liên quan