Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2008-2009

 I. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức: HS cần nắm được các ý cơ bản sau:

 - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu với cơ cấu xã hội gồm 2 giai cấp cơ bản : Lãnh chúa và nông nô.

 - Hiểu khái niệm “ Lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

 - Nguyên nhân của sự xuất hiện thành thị Trung đại, so sánh kinh tế thành thị Trung đại với lãnh địa.

 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến.

 3. Kỹ năng: HS biết sử dụng bản đồ châu Âu, xác định vị trí các quốc gia phong kiến, vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu quá trình phong kiến hóa ở các quốc gia phong kiến châu Âu.

 

doc261 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lần thứ nhất.
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ II.
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ III.
? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?
H: Cuộc kháng chiến chống Tống đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.
+ Giai đoạn 1: Tiến công trước để tự vệ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch.
=> Trong 3 lần kháng chiến đều thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”
 - Đường lối chống giặc:
 + Kháng chiến chống Tống: Chủ động đánh giặc buộc 
 giặc đánh theo cách của ta.
 + Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên: Thực hiện 
 vườn không nhà chống, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu 
 của kẻ thù, biết phát huy lợi thế của quân ta buộc địch 
 từ thế mạnh chuyển sang thế yếu.
? Nêu những tấm gương tiêu biểu, lòng yêu nước qua các cuộc kháng chiến?
 - Những tấm gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc 
 Tuấn.
 - Nguyên nhân thắng lợi: sự ủng hộ của nhân dân, sự 
 lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng lĩnh.
 2. Những thành tựu nổi bật thời Lý - Trần - Hồ về ký
 thuật, văn hoá giáo dục.(13’)
Nội dung
 Thời Lý
Thời Trần - Hồ
Kinh tế 
- Nông nghiệp: Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua, tổ chức khai khẩn đất hoang, nạo vét kênh mương.
Thủ công nghiệp: Trong nhân dân các nghề thủ công phát triển mạnh: Dệt - gốm.
- Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
- Nông nghiệp: Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
- Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công do nhà nước quản lý, nhiều ngành: dệt - gốm.
- Thương nghiệp: Nhiều trung tâm kinh tế mọc lên: Thăng Long – Vân Đồn.
Giáo dục
- Xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám
- Trường học ngày càng được mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều.
KH - KT
- Nhiều công trình có quy mô lớn như chùa 1 cột, tháp báo thiên.
- Thành nhà Hồ, tháp phổ minh.
- Y học: Tuệ Tĩnh.
- Quân sự: Binh thư yếu lược.
- Sử học: Đại Việt sử ký.
 3. Nhà Hồ (9p)
? Nêu những cải cách của Hồ Quý Ly.
 * Nội dung: Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan.
 - Kinh tế tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính 
 sách hạn điền.
 - Xã hội: Ban hành chính sách hạn chế nô tỳ.
 - Văn hoá, giáo dục: Dịch chữ Hán ra chữ Nôm.
 - Quân sự: Tăng cường củng cố quân sự, quốc phòng.
? Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách?
 * Tiến bộ, hạn chế cải cách Hồ Quý Ly.
 + Tiến bộ: Góp phần hạn chế tập trung của giai cấp quý 
 tộc địa chủ làm suy yếu lực lượng nhà Trần, tăng nguồn 
 thu nhập cho nhà nước.
 + Hạn chế: các chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp 
 với tình hình thực tế, chưa phù hợp với lòng dân.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
- Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009 – 1407.
- Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ở thế kỷ XI - thế kỷ XIII.
Ngày soạn: 5/12/2008 Ngày giảng: 7A: 7B:
 7C: 7D: 
Tiết 33 – Bài 18
Chương IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ.
(Thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA 
CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV.
A. Phần chẩn bị:
 I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: Thấy rõ âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt.
- Nắm được diễn biến, ý nghĩa, kết quả của cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng.
2. Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước, ý trí anh hùng bất khuất của nhân dân ta, vai trò to lớn của q/c trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, học tập tấm gương anh hùng bất khuất.
3. Kỹ năng: Lược thuật sự kiện lịch sử, đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
 II. Chuẩn bị
1. Phần thầy: Bản đồ cuộc kháng chiến nhà Hồ, nêu những tội ác của nhà Minh.
2. Phần trò: Đọc sách giáo khoa.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: 7A: /39 7B: /36 7C: /41 7D: /40
 I. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài tập của học sinh.
 II. Dạy bài mới
Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhắm làm thay đổi tình hình đất nước tuy nhiên một số chính sách đã không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ, vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. Giữa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta.
Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?
 1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà
 Hồ (14p)
T: Tháng 11/ 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm 2 cánh quân tràn vào nươc ta.
? KG: Có phải quân Minh tràn vào nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi vua Trần không? Vì sao?
H: Không phải do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần đó chỉ là cái cớ để nhà Minh xâm lược nước ta vì trước đó nhà Minh đã có âm mưu xâm lược nước ta từ lâu và khi chúng kéo vào nước ta chúng còn tìm cách bắt con cháu quý tộc họ Trần.
 - Tháng 11/1406: Lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà
 Minh huy động lực lượng gồm 20 vạn quân, hàng chục 
 vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu tràn vào 
 nước ta.
T: Treo bản đồ: Mô tả cuộc kháng chiến nhà Hồ: Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly cho quân lui về đóng ở bờ nam sông Nhị và lấy thành Đa Bang ở Ba Vì (Hà Tây) làm trung tâm phòng ngự. Ngày 22/1/1407 sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh chiếm Đông Đô, quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô, Vĩnh Lộc Thanh Hoá. Tháng 4/1407 Quân Minh tấn công vào Tây Đô Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh bị bắt cuối tháng 6/1407.
? Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ nhanh chóng thất bại?
H: Vì cuộc kháng chiến nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia, không phát huy sức mạnh toàn dân.
 - Sau khi quân Minh chiếm một số địa điểm ở Lạng Sơn, 
 Hồ Quý Ly cho quân lui về đóng ở bờ nam sông Nhị, lấy 
 thành Đa Bang làm trung tâm phòng ngự -> 1/1407 quân 
 Minh chiếm Đông Đô và thành Tây Đô cha con Hồ Quý 
 Ly bị bắt.
 2. Chính sách cai trị của nhà Minh (12p)
T: Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta, chính sách áp bức hà khắc.
? TB: Hãy nêu những chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta?
H: Chính trị: Soá bổ quốc hiệu nước ta sát nhập vào Trung Quốc, thi hành chính sách ngu dân, đồng hoá, bóc lột tàn bạo, đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ trẻ em làm nô tỳ.
 * Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận giao 
 chỉ, sát nhập nước ta vào Trung Quốc.
 * Kinh tế: Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ trẻ
 em về Trung Quốc làm nô tỳ.
 * Văn hoá: Thi hành chính sách đồng hoá ngu dân, chúng 
 tiêu huỷ và mang về Trung Quốc nhiều sách quý, bắt dân 
 ta bỏ phong tục tập quán của mình.
T: Gọi học sinh đọc chữ in nhỏ sgk T82-83.
? Nhận xét các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?, nhằm mục đích gì?
H: Các chính sách của nhà Minh vô cùng thâm độc, tàn bạo chúng muốn dân tộc ta phải lệ thuộc vào chúng (đồng hoá nô dịch).
 3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần (16p)
T: Ngay sau khi cha con họ Trần bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra khắp nơi tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Trần Ngãi và Trần Quý Khoáng.
H: Đọc phần chữ nhỏ.
T: Chỉ trên lược đồ: những nơi có cuộc khởi nghĩa nổ ra như ở Đồ Sơn (Hải Phòng), khởi nghĩa Phạm Ngọc, Quảng Ninh (Lô Ngã) Đông Triều Phạm Chấn, Trần Nguyệt Hồ, Bắc Giang (Phạm Tất Đạt), Phú Thọ (Trần Nguyên Thôi), Thái Nguyên có Trần Nguyên Khang.
 a, Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
T: Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ tháng 10/1407, tự xưng là Giản Định Hoàng Đế, năm 1408 Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An được Đặng Thất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. Tháng 12/1408 một trận quyết chiến lược diễn ra ở Bô Cô (Nam Định), nghĩa quân đã tiêu diệt được 4 vạn quân Minh, thanh thế của Nghĩa quân vang xa. Sau chiến thắng Bô Cô do có kẻ gièm pha Trần Ngỗi sinh nghi ngờ nên đã giết 2 vị tướng giỏi là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân lợi dụng cơ hội đó tướng giặc chỉ huy 5 vạn quân tấn công đại bản doanh của Trần Ngỗi, Trần Ngỗi bỏ chạy đến Ninh Bình thì bị bắt cuộc khởi nghĩa tan giã.
? Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi.
 - 10/1407 Trần Ngỗi lên làm minh chủ.
 - 12/1408 Nghĩa quân đánh bại 4 vạn quân ở Bô Cô.
 - 1409 Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
 b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)
T: Tường thuật lược đồ
Sau khi Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết 2 vị tướng giỏi, con trai của 2 ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu, giữa năm 1411, quân Minh tăng viện binh đến năm 1413 chúng đánh Thuận Hoà, Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung đều bị bắt cuộc khởi nghĩa thất bại.
 - Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi lấy hiệu là 
 Trùng Quang Đế.
 - Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá 
 đến Hoá Châu.
 - Năm 1413 cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
? Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
H: Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đó được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 III. Hướng dẫn học sinh học bài. (2p)
- Tiết sau chuẩn bị học tiết bài tập lịch sử.
- Xem lại các bài tập của chương II – II (Bộ máy nhà nước, xã hội, kinh tế, văn hoá, các cuộc khởi nghĩa lớn).
Ngày soạn: 5/12/2008 Ngày giảng: 7A: 7B:
 7C: 7D: 
Tiết 34
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ PHẦN CHƯƠNG III
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (Thế kỷ XIII - XIV)
A, Phần chuẩn bị
 I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Trần-Hồ.
2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. Kỹ năng: Sử dụng lược đồ, vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước bảng thống kê.
 II. Chuẩn bị: 
1. Phần thầy: Bản đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ XIII (3 bản đồ kháng chiến lần I, II, III).
2. Phần trò: Ôn tập theo hướng dẫn
B. Phần thể hiện trên lớp
 * Ổn định tổ chức: 7A: /39 7B: /36 7C: /41 7D: /40
 I. Kiểm tra bà

File đính kèm:

  • docGiáo án sử 7 năm 08-09.doc