Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thoa

* Mục tiêu: Biết được nét chinh về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo k/n Lam Sơn.

Những khó khăn nghĩa quân gặp phải trong những năm đầu hoạt động.

* Tiến hành:

Giảng: Giới thiệu bia Vĩnh Lăng, trên bia là những lời do Nguyến Trải soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.

GV(H): Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?

HS: Là hào trưởng có yu tín lớn ở vùng Lam Sơn. Sinh năm 1385 con một địa chủ bình dân, là người yêu nước, thương dân, nuôi ý chí giết giặc cứu nước.

GV(H): Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ?

HS: Ông chon Lam Sơ làm căn cứ, đầu tiên

Giảng: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông trongđó có Nguyễn Trãi

Giảng: Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiễn sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ. Sau này theo nghĩa quân Lam Sơn.

 

doc65 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng gì?
Phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
GV(H):Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh?
HS: Họ Nguyễn không chống nổi quân Trịnh phải vượt biển vào Gia Định.
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
GV(giảng):từ năm 1776-1783 nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết đựoc chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát
 GV đính niên hiệu 1783 vào Gia Định trên bản đồ.
GV(H): Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi?
HS: Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc.
Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào 
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân quân Xiêm sang xâm lược nước ta.
* Tiến hành:
GV(H): Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
HS: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu chiếm đất Gia Định.
GV sử dụng lược đồ H57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai dướng Mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ trên Rạch Giá.(Kiên Giang) 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
GV(H): Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi tiến vào nước ta? 
HS: Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân căm ghét.
GV chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho (Đại bản danh của nghĩa quân) chọn khoảng sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
GV(H): Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này?
HS: Trả lời theo SGK.
GV nói thêm: Các cù lao Thời Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bên bờ cây cỏ rậm rạp
GV giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, Bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ:Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút .
GV trình bày kết quả. 
GV đánh niên hiệu 1785 vào lược đồ H57 phóng to.
GV(H):Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào?
HS: Là một trong những cuộc thuỷ chiến lớn nhất. Khẳng
định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của của Nguyễn Huệ. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
Họ Nguyễn:
* Hạ thành Quy Nhơn.
Tháng 9/1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từe Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Hoà hoãn với quân Trịnh.
Năm 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( (1785)
a) Nguyên nhân:Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm
b) Diễn biến:
Năm 1784 Quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa.
c) Kết quả:
Quân Xiêm bị đánh tan.
- Ý nghĩa:
Đập tan âm mưu xâm lược của Xiêm.
Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
IV. Củng cố:
 - Các mối niên đại đính trên lược đồ gắn với các sự kiện quan trọng nào?
 - Ý nghĩa của từng sự kiện?
V. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị trước bài "III Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh".
 --------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:15/3/2012
Ngày dạy : 17/3/2012
Tiết : 55
PHONG TRÀO TÂY SƠN
III/ TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
A-Mục tiêu bài học :
 KT: Mốc niên đại gắn liền hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê ,chúa Trịnh .
 TT: Tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ,những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn .
 KN: Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ .
B. Phương pháp: Vấn đáp- thuyết trình.
C. Chuẩn bị: 
GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài .
HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D Tiến trình dạy học:
 I.Ổn định :
 II. Kiểm tra bài cũ: - Dùng lược đồ thuật lại chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút? Nêu ý nghĩa củ sự kiện đó ?
 III. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Sự mục nát của chính quyền phong kiến là nguên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của nhân dân. Sau khi tiêu diệt nhà Nguyễn ở phía nam, Nguễn Huệ quyết định đem quân tiêu diệt vua Lê – chúa Trịnh, tiến tới thống nhất đất nước.
Triển khai bài:
Hoạt động dạy và học 
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
Mục tiêu: Hiểu được diễn biến chính của trận đánh.
Tiến hành:
GV(H): Tình hình Đàng Ngoài như thế nào ?
HS: Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân kiêu căng sách nhiểu dân chúng .
GV:Dùng lược đồ trình bày diễn biến của nghĩa quân Tây sơn đánh chiếm Phú Xuân bằng thuỷ quân vào tháng 6/1786.
(Giảng): Thuỷ quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thuỷ triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành ,đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành ,bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh.
GV: Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân ( GV: Đính niên đại vào địa danh Phú Xuân trên lược đồ và nhấn mạnh) Toàn bộ Đàng Trong thuộc về Tây Sơn.
- Nhân cơ hội nầy Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Bắc.
GV(H): Vì sao Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" ?
GV: Chỉ bản đồ : Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt .Chính quyền phong kiến tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ .Nguyễn Huệ giao quyền cho nhà Lê rút về Nam .
GV(H):Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?
HS: Nhân dân chán ghét nhà Trịnh ,ủng hộ Tây Sơn.
 Thế lực nghĩa quân Tây Sơn đang mạnh.
GV: Đính niên đại 1786 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ.
GV: Gọi học sinh đọc mục 2 SGK. 
GV(H): Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam như thế nào ?
HS:Con cháu họ Trịnh nổi loạn,Lê Chiêu Thống bạc nhược.
GV: (chỉ lược đồ) Nguyễn Nhạc ( Trung ương hoàng đế ) đóng đô ở Quy Nhơn.
 - Nguyễn Huệ ( Bắc Bình Vương ) - Phú Xuân.
 - Nguyễn Lữ (Đông Định Vương ) - Gia Định.
Hoạt động 2
*Mục tiêu: Nắm được tình hình Bắc hà sau khi quân tây Sơn rút vào nam.
* Tiến hành:
GV(Giảng): Tình hình Bắc Hà bị con cháu họ Trịnh nổi loạn Nguyễn Huệ cử Nguyễn Hữu Chỉnh ra dẹp loạn , dẹp loạn xong thì Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống lại Tây Sơn.
HV(H):Trước tình hình đó Nguyễn Huệ có biện pháp gì?
HS:Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh.
 -Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai tiêu diệt Nhậm vì sau nầy Nhậm cũng lộng quyền như Chỉnh.
GV(Nhấn mạnh ) : Khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai ông được nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đở. 
GV đính niên đại 1788 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ .
GV(H) : Vì sao nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?
HS: Được nhân và nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đở .
 -Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh .
 -Chính quyền phong kiến Trịnh - Lê quá thối nát .
GV(H):Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến họ Lê,họ Trịnh có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Xoá bỏ sự chia cắt đất nước ra Đàng Trong ,Đàng Ngoài .
 -Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
1/Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà .
Tháng 6 năm 1786 nghĩa quân Tây sơn hạ thành Phú Xuân .
Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh.
2 Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản . Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.
* Ý nghĩa : Tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong lật đổ chính quyền họ Trịnh ở đàng Ngoài .Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
IV. Củng cố: Sử dụng các mốc niên đại trên lược đồ theo trình tự thời gian để nêu diển biến của phong trào Tây sơn.
 - Nêu vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn ?
V. Hướng dẫn về nhà:Về nhà học thuộc bài và xem trước phần " IV-Tây Sơn đánh tan quân Thanh ".
 ----------------------------
Ngày soạn: 15/3/2012
Ngày dạy : 17/3/2012
Tiết : 56
PHONG TRÀO TÂY SƠN (TT)
IV-TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
A-Mục tiêu bài học :
 KT: Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô thời Nhậm . 
 Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quân Thanh.
TT: Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc .
 Cảm phục thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
KN: Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc đại phá quân Thanh.
B. Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình.
C. Chuẩn bị:
GV: * Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa.
 * Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hà -Đống Đa.
HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
DTiến trình dạy học:
I.Ổn định:
II.KTBC: Nêu vắn tắt tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn 1773-1788?
 Phong trào Tây Sơn từ 1773-1788 đạt được những gì ?
III. Bài mới:
Giới thiệu bài: Các em có biết tại sao ngày mồng 5 tết hằng năm lại trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Hà Nội không? Với chiến thắng quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền độc lập dân tộc , người dân Hà Nội tự hào vì chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng Quang Trung – Nguễn Huệ.
2. Triển khai bài:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân quân Thanh sang xâm lược nước ta.
Tiến hành:
GV:Gọi HS đọc mục 1 sách giáo khoa.
GV(H):Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vua Lê Chiêu Thống có hành động gì?
HS: Sai người sang cầu cứu nhà Thanh.
GV(H):Trong điều kiện đó nhà Thanh đã làm gì ?
HS:Nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta chia thành 4 đạo.
GV giảng theo nội dung SGK.
GV(H): Em có suy nghĩ gì về bè lũ Chiêu Thống?
HS: Một ông vua bán nước, hèn hạ, nhục nhã.Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ tổ quốc gây đau khổ cho nhân dân.
GV(H): Trước thế giặc mạnh quân Tây Sơn đã hành động như thế nào?
HS: Rút khỏi Thăng Long.
 Lập phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn.
GV Chỉ bản đồ H57 giới thiệu phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn
GV(H): Nhìn trên bản đồ tại sao nghĩa quân lập phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn?
HS: Phòng tuyến có chiều sâu, liên kết thuỷ bộ vững chắc là bàn đạp cho quân Tây Sơn.
Hoạt động 2
Mục tiêu: trình bày dược diễn biến của trận đánh.
Tiến hành:
GV: Giảng: Tháng 11-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung.
GV(H): Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
HS: Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc. Khẳng định chủ quyền của dân tộc.
GV(H): Vua Quang Trung chuẩn bị cho việc đại phá quân Thanh như thế nào?
HS: Trả lời theo SGK
GV(H): Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía Nam Thăng Long.
GV(giảng): Quân Tây Sơn giáp chiến, đốt cháy cháy trại giặc ở gò Đống Đa, Sầm Nghi Đống không còn lối thoát phải thắt cổ tự tử.
Tôn Sĩ Nghị làm cầu phao trố

File đính kèm:

  • docLich su 7 ki II.doc
Giáo án liên quan