Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I (Đã giảm tải)

1. Kiến thức: Hiểu được:

-Sự ra đời XHPK ở Châu Âu

-Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: sự ra đời, các qua hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.

GDBVMT:

+Nắm được khái niệm lãnh địa PK để hiểu rằng các lãnh chúa đã chiếm ruộng đất mênh mông, biến nô lệ và nông dân thành nông nô để bóc lột.

 +Sự ra đời và hoạt động của các thành thị trung đại ở châu Âu.

2. Veà tö töôûng :

 Thoâng qua nhöõng söï kieän cuï theå boài döôõng nhaän thöùc cho hoïc sinh veà söï phaùt trieån hôïp qui luaät cuûa xaõ hoäi loaøi ngöôøi töø chieám höõu noâ leä sang xaõ hoäi phong kieán.

3. Veà kĩ naêng :

 -Biết xác định các quốc gia PK Châu Âu trên bản đồ.

-Biết vận dung phương pháp đối chiếu, so sánh để thấy rõ sự chuyển biến từ XH chiếm hữu nô lệ sang XHPK

 

doc92 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I (Đã giảm tải), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS: Vì đây là con sông chặn ngang tất cả các đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long → Ví như một chiến hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua.
CH: Phòng tuyến sông Như nguyệt được xây dựng như thế nào?
HS: Được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc.
GV cho HS quan sát H.21/ Tr.43 về phòng tuyến Như Nguyệt.
CH: Thái độ của nhà Tống sau khi thất bại ở Ung Châu?
HS: Nhà Tống vô cùng tức tối, liền tiến hành cuộc xâm lược Đại Việt.
CH: Tường thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Tống?
HS tường thuật theo SGK
GV sử dụng lược đồ giảng cho HS nghe về cuộc tấn công của quân Tống
+Sông Như Nguyệt và việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
+Diễn biến cuộc chiến đấu.
CH: Kết quả cuộc xâm lược của quân Tống như thế nào?
HS trả lời
Hoạt động 2
*Tìm hiểu Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
CH : Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt bằng lược đồ H.21/ Tr.43?
HS dựa vào SGK trình bày
GV nhấn mạnh: Lý Thường Kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận cuối mùa xuân 1077 đang đêm Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt đánh vào danh trại của giặc. Quân Tống thua to lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng.
CH: Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, nhà Lý làm gì?
HS: Nhà Lý cho người vào ngôi đền trên bờ sông ngâm vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”.
CH: Em hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ như thế nào?
HS: Bài thơ nói rõ nền độc lập tự chủ của Đại Việt đã có từ lâu đời. Nếu như bị xâm phạm thì quân giặc sẽ bị đánh tan tành.
CH: Kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt như thế nào?
GV : Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng phương pháp thương lượng giảng hoà. Quách quỳ chấp nhận ngay, rút quân về nước.
CH: Vì sao Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng và “giảng hòa” với Quách Quỳ?
HS: Để đảm bảo mối quan hệ ban giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Đó cũng là tính cách nhân đạo của dân tộc ta.
CH: Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
HS: - Chọn địa điểm thuận lợi để đánh giặc : sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Biết khích lệ tinh thần của quân ta
- Cách kết thúc chiến tranh nhân đạo, hợp tình hợp lí.
CH: Trận chiến trên sông Như Nguyêt thắng lợi do đâu?
HS: - Tinh thần đoàn kết chiến đấu anh dũng của nhân dân ta
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
CH: Em hãy trình bày ý nghĩa chiến thắng trên sông Như Nguyệt?
HS : Là trận đánh tuyệt vời của Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc:
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lượt Đaị Việt
CH: Cho biết công lao của LTK trong cả 2 lần k/chiến?
HS:
-Chủ động tiến công trước
-Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt
-Chỉ huy quân đội đánh đuổi được quân Tống xâm lược
-Chủ động giảng hòa.
II / Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)
1 / Kháng chiến bùng nổ
* Chuẩn bị của nhà Lý:
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
-Chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.
Vì: đây là con sông chặn ngang tất cả các đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long → Ví như một chiến hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua.
* Diễn biến:
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử 1 đạo quân theo 2 đường thủy bộ kéo vào nước ta.
- 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.
Quân ta chặn đánh , đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại.
- Lý Kế Nguyên đánh chặn 10 trận ngăn bước tiến quân thủy đến tiếp viện.
2 / Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
- Quách quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta → bị quân ta phản công đẩy lùi.
-Quân Tống chán nản, chết dần, chết mòn
- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn phản lớn, quân Tống thua to.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hoà. Quách quỳ chấp nhận ngay, vội rút quân về nước.
- Ý nghĩa: Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
4 / Củng cố:
- GV khái quát nội dung bài học
- Gọi HS lên bảng trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt bằng lược đồ.
- Cho HS làm BT trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trước những ý trả lời đúng
 Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt có những nết độc đáo gì?
 a ) Lý Thường Kiệt chọn địa điển đánh giặc thuận lợi
 b ) Khích lệ tinh thần của quân Ta bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
 c ) Bất ngờ tấn công vào trại giặc.
 d ) Chủ động thương lượng, giảng hòa để kết thúc chiến tranh
 e ) Không tiêu diệt toàn bô quân thù khi chúng đang ở thế cùng lực kiệt.
5 / Dặn dò:
- HS học bài cũ, trả lời các CH trong SGK
- Tìm hiểu bài 12 “ Đời sống kinh tế, văn hóa”
- Tìm hiểu kinh tế thời Lý có những nết gì nổi bật và so sánh với thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
- Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật nói về tời Lý.	
Tuần 10 Ngày soạn : Ngày dạy:
 Tiết 20 
 Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA 
(Bài dạy có tích hợp GDBVMT)
 Tiết 21: I – ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I / Mục tiêu bài học : 
2. Kiến thức: 
-Miêu tả những nét chính của bức tranh kinh tế, XH, văn hoá, giáo dục thời Lý (sự chuyển biến của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Các giai tầng trong XH, những thành tựu văn hoá tiêu biểu: lập Văn miếu, Quốc tử Giám, mở khoa thi, nghệ thuật phát triển, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc)
-Kể về 1 số nhân vật lịch sử và công trình kiến trúc tiêu biểu.
* GDBVMT:
+Việc khai thác điều kiện tự nhiên (khẩn hoang, trồng dâu) để phát triển sản xuất.
+Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc về những thành tựu văn há.
+Giáo dục ý thức giữ gìn các di tích, hiện vật lịch sử - văn hoá ở địa phương.
2. Tư tưởng:
 Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ.Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc cho HS.
2. Kĩ năng: Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.
II / TB – ĐDDH - TL
1 / GV :
- Giáo án + SGK, chuẩn KT-KN, GDBVMT
- GV phóng to các hình trong SGK
2 / HS :
- SGK + đồ dùng học tập
III / Tiến trình dạy học :
	1. Trả bài kiểm tra – nhận xét	
2. Giới thiệu bài mới:
Sau khi chống Tống thắng lợi, đời sống kinh kế- văn hóa thời Lý có gì thay đổi. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
*Tìm hiểu sự chuyển biến trong nông nghiệp thời Lý
GV nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu của nước Đại Việt
CH: Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai?
CH: Nhà nước quan tâm đến nông nghiệp ra sao? Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
HS: Vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. Tiến hành khai khuẩn đất hoang, đào kên mương, đắp đê phòng lụt. Ban hành luật cấm giết trâu bò bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Qua việc khai thác các điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất, GV hướng dẫn HS ngày nay phải biết sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
CH: Em có nhận xét gì về các chính sách nông nghiệp của nhà Lý? 
HS: Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nhân dân chăm lo sản xuất → Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục.
CH: Kết quả của các chính sách đó? Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh như vậy?
HS: Đó là những chính sách tiến bộ, có tác dụng đối với sản xuất, nhất là trong buổi đầu dựng nước 
* GDBVMT:
+Việc khai thác điều kiện tự nhiên (khẩn hoang, trồng dâu) để phát triển sản xuất.
Hoạt động 2
Tìm hiểu sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp
GV : Nông nghiệp phát triển → đời sống của nông dân ổn định → là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
CH: Nghề thủ công nghiệp phát triển như thế nào?
HS: Nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa phát triển
CH: Em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống?
HS: Lụa thời Lý rất tốt và phát triển, nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước.
CH: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì?
HS: Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc, nghề giấy, nghề in bản gỗ được mở rộng. Những công trình do bàn tay thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nội tiếng → nhiều sản sẩm mới tạo ra, kĩ thuật ngày càng cao.
GV cho Hs quan sát H.22 / tr.44 và H.23 / tr.45. Qua đó GV giáo dục tinh thần tự hào dân tộc và bảo vệ các cổ vật lịch sử.
CH: Thủ công nghiệp phát triển thì thương nghiệp sẽ như thế nào?
HS: Tạo cơ sở cho việc trao đổi trong nước và nước ngoài
CH: Việc trao đổi, buôn bán phát triển như thế nào?
GV: Thăng Long – thành thị duy nhất của nước ta hồi ấy, gồm 2 bộ phận: - Khu vực chính trị bao gồm kinh thành và các cơ quan nhà nước
- Khu vực nhân dân, bao gồm các phường thủ công của nhà nước và nhân dân, các chợ.
CH: Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không tự do đi lại ở nội địa ?
HS: Thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ đối với nhà Tống.
CH: Việc thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào?
HS: Rất phát triển
CH: Sự phát triển của thủ côn nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?
HS: Tình hình Đại Việt đã ổn định, thống nhất, có chính quyền vững chắc → chứng tỏ khả năng kinh tế của nhân dân ta, vừa chứng tỏ nhân dân ta có đủ khả năng, sức lực xây dựng một nền kinh tế tự chủ, phát triển.
I / Đời sống kinh tế:
1 / Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Nhà Lý có nhiều biện pháp quan tâm đến sản xuất nông nghiệp: + Khai khẩn đất hoang
+Làm lễ cày tịch điền
+ Khuyến khích khai hoang
+Đào kênh, mương. Đắp đê phòng lụt
+Cấm giết hại trâu bò
→ Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục.
2/ Thủ công phát nghiệp và thương nghiệp
a) Th

File đính kèm:

  • doclichu 7 HKI da giam tai.doc
Giáo án liên quan