Giáo án Lịch sử 7 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Linh

I. Mục tiêu bài học :

 1. Kiến thức :

- Giúp HS nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân.

- Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.

 2. Tư tưởng :

Nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược bạo tàn, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

 3. Kĩ năng :

Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học.

II. Đồ dùng dạy học :

ược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học :

1. Ổn định :

2.Giới thiệu và giảng dạy bài mới.

 

doc65 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Linh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cái La-tinh ghi âm Tiếng Việt Þ chữ Quốc ngữ ra đời .
- Tác dụng : Khoa học, tiện lợi, dễ phổ biến .
3. Văn học và nghệ thuật dân gian : 
- Văn học : chữ Hán, chữ Nôm .
 + Nội dung : bảo vệ con người, lên án cái xấu xa, thối nát 
 + Tiêu biểu : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ 
 + Tác phẩm : Nhị Độ Mai, Thạch Sanh
- Nghệ thuật dân gian : đa dạng, phong phú .
 Nội dung : phản ánh đời sống lao động cần cù của nhân dân, ca ngợi tình yêu con người 
5. Củng cố : Câu hỏi SGK 
 6. Dặn do : Học bài, chuẩn bị kiến thức cho tiết ôn tập .
 Ngày soạn: 2-2-2010
	 Tiết 51 : Bài 24 
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII 
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : 
Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn. Nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến.
Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.
	2. Tư tưởng :
 	Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền ; đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.
	3. Kĩ năng : 
Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến. 
Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh (đối chiếu với địa danh hiện nay), hình dung địa bàn hoạt động và quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.
II. Đồ dùng dạy học : Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa ở thế kỉ XVIII
III. Tiến trình tổ chức dạy và học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Giới thiệu bài mới : 
 4. Dạy và học bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Thế kỉ XVI – XVIII chính quyền nhà Lê như thế nào ? 
- Sang giữa XVIII chính quyền nhà Lê ra sao ? Cụ thể ? 
Ú phân tích in nghiêng SGK
(tư liệu Việt sử giai thoại tập 6 trang 45)
- Tình hình Nông nghiệp như thế nào ?
- Công thương nghiệp ra sao ?
Ú phân tích in nghiêng SGK
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì ?
- Vì sao nông dân đứng dậy khởi nghĩa ? Có những cuộc khởi nghĩa lớn nào ?
Ú phân tích kênh hình 55 SGK/118
- GV cho HS thảo luận nhanh và lên điền trên bảng phụ (GV chuẩn bị sẵn)
Kết hợp tư liệu SGV/146 GV phân tích giải thích thêm
- Đặc biệt có 2 cuộc khởi nghĩa lớn nào? 
Trình bày diễn biến ? 
Địa bàn hoạt động ?
Thời gian nổ ra ?
Khẩu hiệu, công lao ?
Kết quả ?
 Cho HS gạch SGK
- Các cuộc khởi nghĩa trên mang ý nghĩa gì ?
1. Tình hình chính trị : 
- Giữa thế kỉ XVIII : chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp.
 + Vua Lê chỉ là cái bóng mờ.
 + Chúa Trịnh nắm mọi quyền hành, ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân 
- SX NN : đình đốn (hạn hán, mất mùa, vỡ đê )
- Công thương nghiệp sa sút
Þ đời sống nhân dân đói khổ, phiêu tán khắp nơi Þ nổi dậy đấu tranh.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn :
- 1738 - 1770
- 1740 - 1751
- 1737
Thời gian
- Thanh Hoá – Nghệ An
- Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Ú Sơn Tây, Tuyên Quang
- Sơn Tây
Địa bàn hoạt động
- Lê Duy Mật
- Nguyễn Danh Phương
- Nguyễn Dương Hưng
Người lãnh đạo
- Tiêu biểu :
 + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
 (1741 – 1751)
 + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất SGK
 (1739 – 1769)
- Kết quả : các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại.
- Ý nghĩa : nêu bật ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền Þ góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.

5. Củng cố : 
Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa?
Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở thế kỉ XVIII ?
 6. Dặn do : Học bài, soạn bài tiếp theo .
 Ngày soạn: 10-2-2010
 Bài 25 :	PHONG TRÀO TÂY SƠN
 Tiết 52. I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
I. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức : Giúp HS thấy được :
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2. Tư tưởng : 
	Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
	Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. Kĩ năng : 
	Dựa vào lược đo SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu với vị trí và địa danh hiện nay).
	Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.
II. Đồ dùng dạy học : 
Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn.
Một số tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày tình hình chính trị Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII ?
Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất ?
3. Giới thiệu bài mới : 
4. Dạy và học bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ? 
 + Ở địa phương ?
 + Ở triều đình ? (tham khảo SGV/150)
Ú phân tích in nghiêng SGK/120
- Tình cảnh nông dân Đàng Trong lúc bấy giờ như thế nào ?
- Đời sống nhân dân ra sao ? Trong hoàn cảnh đó có sự kiện gì xãy ra ?
Ú phân tích in nghiêng SGK về cuộc khởi nghĩa chàng Lía .
- Mùa xuân 1771 có sự kiện gì xãy ra ?
Ú phân tích in nghiêng SGK về lai lịch anh em Tây Sơn, có thể tham khảo thêm tư liệu SGV/149
- GV treo bản đồ hoặc sử dụng hình 56 SGK giới thiệu về vùng khởi nghĩa .
- Nghĩa quân đã có quá trình chuẩn bị và hoạt động như thế nào ?
Ú phân tích in nghiêng SGK
(tham khảo thêm tư liệu SGV/149 + 150 + 151)
- Thái độ của nhân dân trước cuộc khởi nghĩa này như thế nào ?
1. Xã hội Đàng trong nữa sau thế kỉ XVIII :
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần : Quan lại ngày càng tăng, vơ vét đục khoét nhân dân . 
- Nông dân bị cướp ruộng đất, thu nhiều thuế 
Þ đời sống nhân dân cơ cực Þ nổi dậy đấu tranh.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ :
- 1771, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn.
- Hoạt động : 
 + Xây thành luỹ, phát triển lực lượng nghĩa quân.
 + Lập căn cứ ở Kiên Mĩ – Tây Sơn.
 + Mở rộng địa bàn hoạt động .
Þ nhân dân khắp nơi hăng hái tham gia ủng hộ .
5. Củng cố : 
Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nữa sau thế kỉ XVIII ?
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
6. Dặn dò : Học bài và soạn bài 25 ( phần II ) 
Ngày soạn:22-2-2010
Bài 25 :	PHONG TRÀO TÂY SƠN
 Tiết 53. II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TA QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
I. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức : Giúp HS thấy được :
Diễn biến giai đoạn tiếp theo của phong trào Tây Sơn
Diễn biến trận Rạch Gầm- Xoài Mút
	2. Tư tưởng : 
	Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
	3. Kĩ năng 	
Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.
II. Đồ dùng dạy học : 
Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
Trình bày tình hình chính trị Đàng Trong ở thế kỉ XVIII ?
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ như thế nào ?
3. Giới thiệu bài mới : 
4. Dạy và học bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Đến mùa thu 1773, tình hình nghĩa quân Tây Sơn như thế nào ?
- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã làm gì ?
Ú phân tích kênh hình 57 SGK
- Nghĩa quân Tây Sơn đối phó như thế nào ?
- Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh ?
(tham khảo tư liệu SGV/152+153)
- Sau khi thất bại, Nguyễn Anh đã có những hành động gì ? Quân Xiêm đã làm gì ?
- HS đọc diễn biến trong SGK
- GV treo bản đồ hoặc sử dụng lược đồ hình 58 SGK phóng to. 
(kết hợp nội dung SGK và tham khảo tư liệu SGV/154) GV tường thuật diễn biến trên lược đồ.
- GV cho HS lên bảng trình bày .
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn :
- Giữa 1774, quân Tây Sơn đã kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận .
- Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở phía Bắc để dồn sức tấn công quân Nguyễn ở phía Nam.
- 1777, quân Tây sơn bắt được chúa Nguyễn Þ chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút 
 (1785) :
- Nguyên nhân : 1784, Nguyễn Anh cầu cứu vua Xiêm Ú quân Xiêm tiến đánh nước ta .
- Diễn biến 
- Kết quả học SGK/124 + 125
- Ý nghĩa 
5. Củng cố : 
Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ?
Tường thuật diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ ?
6. Dặn dò : Học bài và soạn bài 25 ( phần III ) 
 Ngày soạn: 1-3-2010
Bài 25 :	PHONG TRÀO TÂY SƠN
 Tiết 54: III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH 
I. Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức : 
Giúp HS thấy được :
- Quá trình nghĩa quân Tây Sơn lật đổ triều đại phong kiến nhà Trịnh.
	2. Tư tưởng : 
	- Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
	3. Kĩ năng : 
	Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.
II. Đồ dùng dạy học : 
Bản đồ Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh .
III. Tiến trình tổ chức dạy và học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ?
Tường thuật diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ ?
3. Giới thiệu bài mới : 
4. Dạy và học bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm nghĩa quân Tây Sơn đã làm gì ?
- Quân Trịnh lúc này ở Phú Xuân như thế nào ?
- GV trình bày ngắn gọn về việc Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân (tham khảo tư liệu SGV/155)
- Sau khi giải phóng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ

File đính kèm:

  • docgiao an lich su chuan.doc