Giáo án Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Tiết 13: Sự phát triển kinh tế văn hóa - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Các vua Đinh đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp- thương nghiệp.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội cũng có nhiều thay đổi.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa lịch sử của thành tựu kinh tế văn hoá.

3.Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh ý thức tự chủ trong xây dựng đất nước biết quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha từ thời Ngô- Đinh- Tiền Lê.

II.Chuẩn bị.

1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

Sưu tầm tranh ảnh, di tích các công trình kiến trúc, văn hoá.

Tư liệu thành văn về các triều đại Ngô- Đinh- Tiền Lê.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Tiết 13: Sự phát triển kinh tế văn hóa - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/10
Ngày giảng: 7c:29 /9/10
Bài 9
Nước Đại cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê.
Tiết 13
II. sự phát triển kinh tế văn hoá
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Các vua Đinh đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp- thương nghiệp.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội cũng có nhiều thay đổi.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa lịch sử của thành tựu kinh tế văn hoá...
3.Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh ý thức tự chủ trong xây dựng đất nước biết quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha từ thời Ngô- Đinh- Tiền Lê.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
Sưu tầm tranh ảnh, di tích các công trình kiến trúc, văn hoá.
Tư liệu thành văn về các triều đại Ngô- Đinh- Tiền Lê.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III: Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV .Tổ chức dạy học: 
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3;)
? Em hãy trình bày lại tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê.
? Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1;)
Mục tiêu: Qua sự phát triển kinh tế văn hoá hs có hứng thú cho bài học mới.
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn 981 Thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù. Khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta và củng cố nền độc lập tự chủ, thống nhất đất nước, đó cũng là cơ sở thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, văn hoá dân tộc.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Mục tiêu: Hiểu được bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Thời gian:15’
H: Đọc sgk phần 1.
G: Sơ lược qua tình hình kinh tế.
? Tình hình kinh tế nông nghiệp thời Ngô- Đinh- Tiên Lê có những nét gì đáng lưu ý?
H: 
+ Chia ruộng đất cho nhân dân.
+ Khai khẩn đất hoang.
+ Chú ý thuỷ lợi.
+ Khuyến khích sản xuất.
-> Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển.
Gv: Tả về buổi lễ cày tịnh điền (Sau khi làm lễ vua sắn quần lội xuống ruộng cày, tiếng trống, tiếng hò reo vang dậy... Nông dân xuống đồng).
? Vì sao Vua Lê lại tổ chức lễ cày tịnh điền.
H: Quan tâm, khuyến khích sản xuất
? Tình hình thủ công nghiệp thời Đinh- Tiền Lê như thế nào?
H: Xây dựng xưởng thủ công nhà nước đúc tiền rèn vũ khí, may mũ áo.
Phát triển nghề thủ công cổ truyền dệt, gốm, làm giấy...
G: Đất nước được độc lập các nghệ nhân phát huy hết tài năng của mình để xây dựng đất nước, kinh đô Hoa Lư- Ninh Bình được xây dựng tráng lệ, nguy nga song do thời gian và chiến tranh tàn phá tuy vậy sử sách vẫn còn lưu lại đôi nét về kiến trúc Hoa Lư.
? Em hãy miêu tả lại đôi nét về cung điện Hoa Lư để thấy rõ sự phát triển của nước ta thời Lê.
H: Cột dát= vàng, lợp ngói bạc có điện đài tế lễ, chùa chiền kho vũ khí, kho thóc, kho đồ dùng.
-> Quy mô cung điện hoành tráng nguy nga, lộng lẫy.
H: Quan sát H20 sgk.
? Kinh tế thương nghiệp có gì lưu ý?
H: Đúc tiền đồng lưu thông trong nước.
Trung tâm buôn bán, chợ làng...
Trao đổi hàng hoá với Tống.
? Việc quan hệ trong bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì?
H: Củng cố nền độc lập, tạo điều kiện phát triển ngoại thương.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đời sống xã hội văn hoá.
Mục tiêu: Hiểu được đời sống xã hội văn hoá.
Thời gian: 18’
H: Đọc sgk.
? Trong xã hội thời Đinh Tiền Lê có các tầng lớp nào?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận bằng sơ đồ.
? Hãy phân tích địa vị của các tầng lớp trong xã hội?
H: Tầng lớp thống trị: vua, quan và 1 số nhà sư
Tầng lớp bị trị: nông dân, thợ thủ công ...
? Tại sao các nhà sư thời kì này được trọng dụng?
H: Các nhà sư có học, giỏi chữ nghĩa một số nhà sư mở lớp dạy học hoặc làm cố vấn ngoại giao với các sứ thần.
-> Họ rất được trọng dụng, làm cho sứ thần Trung Quốc thán phục.
G: Dẫn tư liệu (Sư Đỗ Thuận)...
? Em có nhận xét gì về các loại hình văn hoá dân gian?
H: Thảo luận nhóm.
Bình dị, tinh thần đoàn kết, tinh thần dân tộc.
? Ngày nay các loại hình văn hoá dân gian có còn không?
- Nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc
1.Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
*Nông nghiệp:
+ Chia ruộng đất cho nhân dân.
+ Khai khẩn đất hoang.
+ Chú ý thuỷ lợi.
+ Khuyến khích sản xuất.
-> Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển.
*Thủ công nghiệp:
-Xây dựng xưởng thủ công nhà nước đúc tiền rèn vũ khí, may mũ áo.
-Phát triển nghề thủ công cổ truyền dệt, gốm, làm giấy...
*Thương nghiệp:
-Đúc tiền đồng lưu thông trong nước.
-Trung tâm buôn bán, chợ làng...
-Trao đổi hàng hoá với Tống.
2.Đời sống xã hội văn hoá.
a.Xã hội.
Vua
Quan văn, võ, nhà sư
Nhân dân, thợ t công, thương nhân, địa chủ
giai cấp thống trị
giai cấp bị trị
Nô tì
b.Văn hoá:
-GD chưa ptriển
-Đạo phật được lưu truyền rộng rãi.
-Chùa chiền xây dựng khắpnơi.
-Sư được trọng dụng.
-Các loại hình văn hoá dân gian phát triển: Đua thuyền,... Lễ hội.
4. Củng cố: (3’)
GV:Hệ thống kiến thức toàn bài.
? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh- Tiền Lê phát triển.
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

File đính kèm:

  • docsu 7 t 13.doc
Giáo án liên quan