Giáo án Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.

- Cơ sở kinh tế-xã hội của xã hội phong kiến.

- Nhà nước phong kiến.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.

- Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra kết luận.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế, văn hóa các dân tộc đạt được trong thời kì phong kiến.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm (Theo đơn vị tổ), áp dụng bài tập vào tiết học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét gì về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến phương Tây?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời - Là chế độ mà trong đó có hai giai cấp cơ bản: Phong kiến và nông dân.
+ Xã hội phong kiến phương Đông, có hai giai cấp cơ bản. Đó là giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân.
+ Xã hội phong kiến phương Tây, có hai giai cấp cơ bản. Đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nông nô.
Trả lời - Xã hội phong kiến phương Đông, được hình thành sớm, từ thế kỷ III TCN, đến khoảng thế kỷ X.
 - Xã hội phong kiến phương Tây hình thành muộn hơn, từ thế kỷ V đến thế kỷ X.
Trả lời - Xã hội phong kiến phương Đông, được hình thành sớm, từ thế kỷ III TCN, đến khoảng thế kỷ X, nhưng lại phát triển chậm chạp, từ thế kỷ X đến thế kỷ V.
 - Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế dộ phong kiến ở đây cũng kéo dài, từ thế kỷ XVI cho đến giữa thế kỷ XIX và trở thành những nước thuộc địa hoặc lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
Trả lời - Xã hội phong kiến phương Tây hình thành muộn hơn, từ thế kỷ V đến thế kỷ X. Thời kỳ phát triển, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến phương Tây. Chủ nghĩa tư bản đã dần dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. Chế độ phong kiến kết thúc sớm, nhường chỗ cho chế độ chủ nghĩa tư bản.
+ Phương Đông, xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.
 + Giữa thế kỉ XIX, trở thành thuộc địa và nửa thuộc địa của các nước TBCN phương Tây.
 + Phương Tây, xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ V đến thế kỷ X.
+ Từ thế kỉ XV-XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển.
10P
HOẠT ĐỘNG 2. CƠ SỞ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 2, trang 23 và trang 24.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?
Hỏi Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp đó ra sao?
Hỏi Phương thức bóc lột của chế độ phong kiến là gì?
Hỏi Nhân tố dẫn tới sự khủng hoảng và hình thành CNTB ở châu Aâu là gì?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bản
Trả lời - Là kinh tế nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong lãnh địa phong kiến (phương Tây).
- Ruộng đất chủ yếu trong tay địa chủ (phương Đông) hay lãnh chúa (phương Tây). Họ giao cho nông dân lĩnh canh (phương Đông) hay nông nô (phương Tây), cày cấy rồi thu tô, thuế.
Trả lời - Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản.
+ Xã hội phong kiến phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Xã hội phong kiến phương Tây: lãnh chúa và nông nô.
- Xã hội phong kiến phương Đông: địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh. 
+ Nông dân lĩnh canh nhận ruộng của địa chủ, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. 
+ Địa chủ không có quyền đặt ra các loại thuế, không phải là người đứng đầu cơ quan pháp luật. Tất cả những viẹc này đều do vua hay hoàng đế đứng đầu. 
- Xã hội phong kiến phương Tây: lãnh chúa bóc lột nông nô.
+ Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo, phải nộp tô, thuế rất nặng. Họ vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa, có quyền lực tối cao về ruộng đất, có quyền đặt ra các loại tô, thuế và đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị nông nô về mặt tinh thần.
Trả lời - Bằng địa tô.
Trả lời - Là sự xuất hiện thành thị trung đại (sau thé kỷ XI), nền kinh tế công thương nghiệp ngày càng phát triển và một tầng lớp mới, đó là thị dân ra đời.
- Cơ sở hình thành kinh tế của xã hội phong kiến 
+ Phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+ Phương Tây sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.
- Cơ sở hình thành xã hội phong kiến.
+ Phương Đông, có hai giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Phương Tây, có hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô.
- Phương thức bóc lột bằng tô thuế. 
- Phương Đông, thành thị ra đời muộn và ít phát triển.
- Phương Tây, thành thị ra đời sớm và phát triển nhanh chóng tương đối tự do, dẫn đến sự hình thành các chủ nghĩa tư bản.
10P
HOẠT ĐỘNG 3. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN?
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 3, trang 24 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ?
Hỏi Nền chuyên chế của các quốc gia phương Đông có gì khác so với nền chuyên chế của các quốc gia phương Tây?
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Trả lời - Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa là giai cấp thống trị, chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp giai cấp bị trị là nông dân, nông nô. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu thì gọi là chế độ quân chủ.
Trả lời - Phương Đông, nền chuyên chế có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện hơn. Vua chuyên chế có quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương.
- Phương Tây. Thời Hi Lạp và Rô-ma cổ đại có các hình thức:
+ Dân chủ, cộng hòa hay đế chế, thực chất đều là chế độ quân chủ. Chế độ chuyên chế thời cổ đại tiếp tục tồn tại ở thời phong kiến.
+ Song giai đoạn đầu quyền lực của nhà vua rất hạn hẹp, thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi. Đó gọi là chế độ phong kiến phân quyền.
+ Mãi đến thế kỷ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới được tập trung trong tay vua. Đó gọi là chế độ phong kiến tập quyền.
- Phương Đông là nhà nứớc quân chủ chuyên chế 
- Phương Tây nhà nước quân chủ thống nhất.
5P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
Hỏi Lập bảng tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến phương Đông, phương Tây và rút ra nhận xét?
Hỏi Lập bảng so sánh cách tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông, phương Tây, theo mẫu sau?
Trả lời - Xem bảng phụ cuối bài.
Trả lời - Xem bảng phụ cuối bài.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút)
Ra bài tập về nhà
- Làm bài tập câu số 1 đến câu số 16, trong sánh “Kiến thức lịch sử 7”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 25 đến trang 26.
Chuẩn bị bài mới
- Xem lại tất cả các bài đã học tiết hôm sau làm bài tập lịch sử
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
..
Lập bảng tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến phương Đông, phương Tây và rút ra nhận xét.
Những đặc điểm cơ bản
Xã hội phong kiến phương Đông
Xã hội phong kiến phương Tây
Nhận xét
Thời kỳ hình thành
Từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X
Từ thế kỷ V đến thế kỷ X.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến sớm hơn.
Thời kỳ phát triển.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV
Phương Đông phát triển chậm chạp hơn.
Thời kỳ khủng hoảng và suy vong.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI
Phương Đông quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài.
Cơ sở kinh tế.
Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn
Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
Cư dân sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công.
Các giai cấp cơ bản 
Địa chủ và nông dân lĩnh canh
Lãnh chúa và nông nô
Địa chủ, lãnh chúa giao ruộng cho nông dân, nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
Phương thức bóc lột
Bằng địa tô
Bằng địa tô
Nông dân, nông nô đều cực khổ.
Lập bảng so sánh cách tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến
 phương Đông, phương Tây, theo mẫu sau.
Nội dung so sánh
Xã hội phong kiến phương Đông
Xã hội phong kiến phương Tây
Giai cấp thống trị
Vua, quan, địa chủ.
Vua, lãnh chúa.
 Thể chế nhà nước
Chế độ quân chủ.
Chế độ quân chủ.
Quá trình xác lập quyền lực của vua
- Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại.
- Sang xã hội phong kiến, nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực, trở thành Hoàng đế hay Đại vương.
- Quyền lực của vua lúc đầu bị hạn chế trong lãnh địa.
- Từ thế kỷ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới được tập trung trong tay vua. 
TUẦN5 NGÀY SOẠN 22-9-2009
TIẾT 10
 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ (1 tiết)
( Phần lịch sử thế giới)
I.MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức
Học sinh (HS) biết và hiểu được.
- Làm bài tập lịch sử từ bài 1 đến bài 7. 
2/ Kỹ năng 
Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Biết cách làm bài tập lịch sử theo hai dạng đề: Trắc nghiệm khác quan và tự luận. 
3/ Thái độ 
Bồi dưỡng cho HS.
- Tinh thần, ý thức tốt về việc học môn lịch sử.
II.CHUẨN BỊ 
1/ Chuẩn bị của giáo viên 
- Bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài tập lịch sử.
- Phương án tổ chức lớp học thảo luận nhóm.
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Xem lại tất cả các bài đã học, từ bài 1 đến bài 7. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn đị

File đính kèm:

  • docLSTG-7- BAI 7- lam BTLS.doc