Giáo án Lịch sử 7 - Bài 20, Tiết 41: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (Tiếp) - Năm học 2012-2013
1.MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê :
Biết được nét chính về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê :
b. Kỹ năng:
Rèn luyện khả năng phân tích, tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.
c.Thái độ:
Giáo dục ý thức tự học về thời kì thịnh trị của đất nước.
Ngày soạn: 07/1/2012 Ngày giảng. 10/12/2012- Lớp: 7A 11/12/2012- Lớp: 7C Bài 20. Tiết 41. NỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ. (1428- 1527) (Tiếp) 1.MỤC TIÊU Kiến thức: Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê : Biết được nét chính về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê : b. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng phân tích, tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung. c.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học về thời kì thịnh trị của đất nước. 2 . CHUẨN BỊ. a. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới trong SGK. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a. Kiểm tra bài cũ. (4') Câu hỏi. Em hãy trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? Trả lời. - Đứng đầu triều đình là Vua, giúp vua có các đại thần ở địa phương cả nước chia làm 13 đạo.(5Đ) - Dưới đạo là phủ huyện. .(5Đ) *Vào bài: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh lâu dài, gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang đầu năm 1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế mở ra triệu đại mới trong lịch sử Việt Nam khôi phục kinh tế. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hs đọc SGK (tr97-98) Hỏi: 20 năm nằm dưới ách đô hộ của Nhà Minh nước ta như nào? GV: Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm và tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. Hỏi:Để khôi phục và phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp nhà Lê đã làm gì? Hỏi:Nhà Lê giải quyết vấn đề ruộng đất như nào? - Khuyến nông sứ có trách nhiệm Triệu tập dâ phiêu lãng về quê làm ăn. - Đồn Điền Sứ tổ chức khai hoang. - Hà Đê Sứ quản lí và xây dựng đê điều. - Phép quân điền (cứ 6 năm chia lại ruộng đất công làng, xã các quan lại được nhiều ruộng, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn cũng được chia ruộng). GV: Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làng ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lai l0 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất Hỏi: Em có nhận xét gì về những biện pháp của nhà nước Lê Sơ đối với nông nghiệp? GV:Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Hỏi: Công thương nghiệp ở nước ta thời kì đó có những ngành thủ công tiêu biểu nào? Kéo tơ, dệt lụa, rèn vũ khí, đúc tiền... + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. + Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền... Hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ? - Xuất hiện nhiều nghành nghề thủ công, các công xưởng mới. - Các phương thức thủ công ra đời và phát triển. Hỏi:Triều Lê đã có những biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước? Việc nhà vua khuyến khích lập chợ ban hành điều lệ cụ thể. (chợ mới không được trùng ngày với chợ cũ) Hỏi:Hoạt động buôn bán với nước ngoài như thế nào? Hỏi:Em có nhận xét về tình hình kinh tế thời Lê Sơ? Ổn định ngày càng phát triển. Hỏi: Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? - Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô. Hỏi: Quyền lợi địa vị của các giai cấp, tầng lớp ra sao? - Giai cấp địa chủ nhiều ruộng đất nắm chính quyền. - Giai cấp nông dân ít ruộng đất cày thêu cho địa chủ, nộp tô. - Các tầng lớp khác phải nộp thuế cho nhà nước. - Nô lệ là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì. Hỏi: Hãy so sánh với thời nhà Trần? -Giống: Hai tầng lớp thống trị và bị trị. -Khác: nhà Lê hình thành giai cấp, tầng lớp nô tì giảm dần rồi xoá bỏ. Hỏi:Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê Sơ? Tiến bộ, có quan tâm đến đời sống Nhân dân. Thoả mãn phần nào yêu cầu của ND, giảm bớt bất công. Hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của em về PL thời Lê Sơ? - Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam á thời bấy giờ. II. Tình hình Kinh tế- Xã hội 1. Kinh tế.(20’). a. Nông nghiệp: Giải quyết ruộng đất Đặt ra một số chức quan chuyên trách. Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. Nền sản xuất được nhanh chóng phục hồi , đời sống nhân dân được cải thiện. b. Công thương nghiệp. Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. - Thương nghiệp: Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. + Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. 2. Xã hội. Quan lại địa chủ Hai giai cấp. Nông dân - Tầng lớp: Thị dân, Thương nhân, Thợ thủ công, Nô tì - Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước. - Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì, bức dân tự do làm nô tì. Củng cố- luyện tập: Hỏi:Để khôi phục và phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp nhà Lê đã làm gì? Nhà Lê giải quyết vấn đề ruộng đất như nào? Đáp: Giải quyết ruộng đất Đặt ra một số chức quan chuyên trách. Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. Hướng dẫn học sinh học và làm bài: Học thuộc bài cũ. Chuẩn bị bài sự suy sụp của nhà trần. *Rút kinh nghiệm tiết dạy: .
File đính kèm:
- tiet 42.doc