Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2: Sơn La qua các thời kỳ lịch sử (1 tiết) - Quàng Xuấn
1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
a. Kiến thức: Biết được trong lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, nhân dân các dân tộc Sơn La luôn hòa chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiều châu mường và dần ổn định cương vực địa lý cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La.
b. Kỹ năng: Có kỹ năng tổng hợp, nhận xét
c.Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương.
ờng đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn). Mường Tấc: sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là bản Viềng), gồm các nường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Ven (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ. Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) chia làm 3 châu: Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Li, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha. Mường Vạt: sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu, năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái. Rõ ràng, từ rất sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. Bài thơ của vua lê Thái Tông ở khe động Chiềng La (thị xã Sơn La) mang tên Quế Lân ngự chế khắc vào vách đá từ năm 1440, và truyền thống văn hoá lâu đời ở đây đã khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt. Đến thời Nguyễn các châu mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Châu Mộc, Châu Yên), phủ Điện Biên (trong đó có châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng. Trong đó châu Sơn La, gồm có Mường La, Mường Trai (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai), Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến). Châu Mai Sơn, gồm có Mường Mụa, Mường Bon, Mường Chanh, Mường Hung, Mường Chiềng Cang. Châu Phù Yên: Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tấn Phong, Tường Phong. Châu Châu Mộc: Mộc Thượng, Mộc Hạ, Hường Càn, Xuân Nha, Quy Hướng, Tú Nang. Châu Yên: Mường Vạt, Mường Khoa, Mường Sàng. Châu Quỳnh Nhai: Yên Trạch, Dương Dị, Yên Trình, Mường Tè. Châu Thuận: Mường Muổi, Mường Lầm, Mường Sại, Mường Piềng, Chiềng Pấc. Châu mường ở Sơn La là lãnh địa tập hợp từ 4 mường nhỏ (mường phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là lộng (động). Lộng là bản khá lớn, thu phục nhiều bản nhỏ vào tầm ảnh hưởng của mình. Mường phìa sở tại được gọi là mườngphìa trong châu (mường phìa cuông chu) để phân biệt với mường phìa ngoài (mường phìa nọ). Lỵ sở của mường phìa được gọi là mường hoặc chiềng. Đứng đầu mỗi mường là án nha- tương đương với các chức vụ phụ đạo, tri châu hay thổ tù. Án nha có thông lại , thu lại giúp việc; có quyền tiến cử người đứng đầu mường phìa (phìa lý - tức lý trưởng, phìa phó - tức phó lý) để trông coi việc mường. Mỗi mường phìa lại có một Hội đồng bô lão, các chức ông xen, ông pọng, ông ho luông, ông quan cuông và các chức vụ cấp thấp hơn như xự, lô, chá, chiêng, giúp vào các việc an ninh, truyền đạt mệnh lệnh, làm tạp dịch cùng các tạo bản, quan bản làm việc tạp dịch. b. Thời kỳ Pháp thuộc Tháng 8/1884, quân Pháp chia làm 2 mũi đánh chiếm Hưng Hoá, do các tướng Brie Đờ Lin và Nêgriê chỉ huy. Sau khi chiếm được tỉnh thành , đại tá Đuysétnơ được giao việc quản lý và tiến hành các chống lại cuộc phản kháng do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Tháng 6/1885, Hưng Hoá được đặt trong địa hạt của Quân khu miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách. Ngày 24/5/1886, Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh do viên công sứ Pháp điều hành. Ngày 20 - 3 -1888, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự và cử thiếu tá Đờ Satôrôsê, Chỉ huy trưởng Quân sự Sơn La - thượng lưu sông Đà, làm Phó Công sứ. Theo sự điều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4/1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên, cùng các Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân khu Sơn La. Đồng thời, để giới quân sự có nhiều quyền lực trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy, ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập 4 Đạo quan binh ở Tây Bắc và Việt Bắc. Đến ngày 4/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định qui định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (Đạo quan binh thứ 4) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài ( tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá) và tổng Cự Thắng (tách từ huyện Thanh Thuỷ, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do một trung tá làm Tư lệnh. Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập hai tiểu quân khu trực thuộc đạo Quan binh thứ tư Sơn La, là Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu thủ phủ đặt ở Vạn Bú. Địa bàn Tiểu quân khu Vạn Bú gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, Phù Yên); phủ Sơn La (châu Sơn La, Yên Châu, Mai Sơn, châu Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên). Tất cả được tách từ tỉnh Hưng Hoá. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, nhập thành tỉnh Vạn Bú. Tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Ngày 7/5/1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Tỉnh Sơn La gồm các châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu. Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị dịnh tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và Phủ Luân Châu thành lập tỉnh Lai Châu. Tỉnh Sơn La còn 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên. c. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La thuộc thuộc Chiến khu II , Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, Khu XIV và Khu Tây Bắc. Trong đó từ năm 1948 đến tháng 1/1952, Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12/1/1952, Thủ tướng Chính phủ ra nghị tách 2 tỉnh như cũ. Sau chiến dịch Tây Bắc (1952), Khu uỷ Tây Bắc quyết định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu . Đến 2/1954, Thuận Châu lại thuộc Sơn La. Đầu năm 1953, Khu uỷ Tây Bắc quyết định thành lập huyện Sông Mã. Từ tháng 5/1955 đến 10/1962, các châu, huyện của Sơn La trực thuộc khu tự trị Thái Mèo, không có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La được thành lập. Nghị quyết Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ V, ngày 27/10/1962 đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, lập lại các tỉnh thuộc khu Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ). Ngày 24/12/1962, Sơn La chính thức tái lập. Huyện Quỳnh Nhai (thuộc Lai Châu) thuộc về Sơn La; huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Địa dư của tỉnh Sơn La gồm có thị xã Sơn La và 7 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu và Mộc Châu. Ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 128-CP, chia huyện Phù Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên. Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá V ra Nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Tháng 1/1976, Phù Yên và Bắc Yên thuộc về tỉnh Sơn La. Ngày 2/12/2003, thành lập huyện Sốp Cộp. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã hoà chung nhịp sống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần bồi đắp cho truyền thống lịch sử, văn hoá nước Việt. Và trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những bước phát triển mới, không ngừng tích luỹ nội lực để vươn lên xứng tầm vị thế thủ phủ Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới , công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học a. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Giáo án, giấy A0, bút dạ b. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm. BCH Đảng bộ Sơn La, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV trường CĐ Sơn La 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát sự phát triển của tỉnh Sơn La từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. (20 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết được trong lịch sử phát triển trải qua hàng nghìn năm, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, mặc dù vậy từ sớm, nhân dân các dân tộc Sơn La đã kề vai, sát cánh tạo dựng nên nhiều châu mường. * Đồ dùng dạy học: Bản đồ Nước Việt Nam thế kỷ VII - IX; Bản đồ nước Việt Nam thời Lý - Trần; giáo án, giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học theo nhóm - GV sử dụng bản đồ, giới thiệu khái quát nước ta từ thủa Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của nươớcVăn Langtrải qua các triều đại Lý, Trần, Lê vùng đất Sơn La qua nhiều lần chia tách với những tên gọi khác nhau, nhân dân các dân tộc Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiều châu mường - HS theo dõi, ghi nhớ - Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu giao việc + N1,2: Tìm hiểu sự thay đổi về tên gọi và cương vực địa lý thời Lý,Trần, Lê? + N3,4: Trình bày ngắn gọn cách chia đơn vị hành chính thời Nguyễn? - Các nhóm nhận nhiệm vụ trình bày trên giấy A0 - đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, góp ý, bổ sung hoàn thành nội dung hoạt động 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu địa giới hành chính tỉnh Sơn La thời kỳ Pháp thuộc. (15 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết được thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Sơn La qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính. Đến năm 1904 về cơ bản ổn định cương vực địa lý và có tên gọi tỉnh Sơn La. * Đồ dùng dạy học: Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phươn pháp thuyết trình, hỏi đáp - GV giới thiệu khái quát lịch sử nước ta sau Hiệp ước 1884, thực dân Pháp tiến đánh Hưng Hoá. Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiể
File đính kèm:
- Tiet 66 su dia phuong.doc