Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Tiết 39: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 - Cuối năm 1427) - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thăng Tôt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.

Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2.Kĩ năng: Sử dụng lược đồ, học diễn biến theo lược đồ.

 Đánh giá những sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta thế kỉ XV.

II.Đồ dùng:

1.Giáo viên: Lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động.

 Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.

2.Học sinh: soạn bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Tiết 39: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 - Cuối năm 1427) - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 / 1 / 10
Ngày giảng: 7a: 12 / 1 / 10
 7b: 13 / 1 / 10
Bài 19
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Ttết 39
III. khởi nghĩa lam sơn toàn thắng
(Cuối năm 1426 cuối năm 1427)
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thăng Tôt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.
ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2.Kĩ năng: Sử dụng lược đồ, học diễn biến theo lược đồ.
 Đánh giá những sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta thế kỉ XV.
II.Đồ dùng:
1.Giáo viên: Lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động.
 Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.
2.Học sinh: soạn bài
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
IV: Tổ chức dạy học:
Kiểm tra: (?) Em hãy trình bày chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1426
Khởi động:
Mục tiêu: Qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng vào cuối năm 1426-1427 hs có hứng thú cho bài học mới.
Thời gian: 3’
Đồ dùng:
Cách tiến hành. 
Với kế hoạch chuyển quân của Nguyễn Chích nghĩa quân Lam Son đã nhanh chóng giành thắng lợi, mở rộng địa bàn hoạt động, giải phóng đất đai, đẩy giặc vào khó khăn, lúng túng, giữ thành, bí mật xin viện binh, trên đà thắng lợi quân ta tiếp tục đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến toàn thắng. Để hiểu rõ hơn diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu trận tốt động, Chúc Động cuối năm 1426.
Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh diễn biến của trận tốt động chúc động.
Thời gian: 18’
Đồ dùng : Lược đồ trận tốt động, chúc động.
Cách tiến hành:
Bước1.
Gv:Sau khi quân Minh bị ta bao vây chúng đã cố thủ trong các thành cố thủ tại Đông Quan, tình thế vô cùng khó khăn chúng bí mật xin viện binh.
Với 5 vạn viện binh lực lượng giặc ở Đông Quan lên đến 10 vạn để giành thế chủ động.
Bước 2
Gv:Dùng lược đồ giới thiệu.
Địch chia quân 2 cánh trước+ sau Cao Bộ.
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của giặc ta đặt phục binh ở Tôt Động- Chúc Động...
Vương Thông rút về Đông Quan cố thủ.
Trần Hiệp; Lý Thăng; Lý Lượng bị giết, số sống sót chạy về Ninh Kiều bị truy kích.
“Ninh Kiều máu chảy thành sông...
Tôt Động thây phơi đầy nội...”
Trên đà thắng lợi nghĩa quân kéo tới bao vây thành Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện.
Bước 3
? Nêu kết quả của trận tốt động, chúc động?
Hs trả lời.
Gv nhận xét kết luận.
Bước 4
? Em hãy cho biết trận Tốt Động- Chúc Động có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
? Vì sao coi trận thắng này có ý nghĩa chiến lược?
H: Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch
ý đồ chủ động phản công của địch bị thất bại
Hoạt động 2. tìm hiểu trận chi lăng xương giang tháng 10-1427.
Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của trận chi lăng xương giang.
Thời gian: 19’
Đồ dùng : Lược đồ chi Lăng Xương Giang.
Cách tiến hành:
Bước 5
Hs đọc sgk
? Trong "Bình ngô đại cáo" Nguyễn Trãi đã tổng kết trận chiến TĐ, CĐ = 2 câu thơ nào?
GV giảng: trên đà thắng lợi, nghĩa quân LS tiến đến vây hãm thành Đông Quan, giải phóng châu, huyện lân cận.
- 10/1427, 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta chia làm 2 đạo:
+ 1 đạo do Liều Thăng chỉ huy
+ 1 đạo Mộc Thạnh chỉ huy.
Bước 6
? trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?
? Tại sao ta lại tập trung tiêu7 diệt đạo quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lực lượng giải phóng Đông Quan?
H: Vì diệt quân của Liễu Thăng sẽ diệt số lượng địch lớn hơn 10 vạn sẽ buộc Vương Thông phải đầu hàng
Bước 7
Gv: Dùng lược đồ kết hợp với giảng.
- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng
- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước
HS trình bày lại diẽn biến bằng lược đồ
Bước 8
GV giảng: Khi 2 đạo quân đã bị tiêu diệt, Vương Thông vội xin hoà chấp nhận mở hội thề Đông Quan vào 12/1427 và rút về nước. Đến tháng 1/1428, quân Minh rút khỏi nước ta.
Hoạt động 2. tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lich sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Thời gian: 19’
Đồ dùng :
Cách tiến hành:
Bước 9.
H đọc sgk
GV giảng: Sau khi đất nước giải phóng Nguyễn Trãi đẫ viết "Bình Ngô đại cáo" tuyên bố với toàn dân về việc đánh đuổi giặc Minh (Ngô) của nghĩa quân Lam Sơn và đó được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt ở TK XV.
? Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng do những nguyên nhân nào?
H:
- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến.
- Tinh thần chiến đấu anh dũng quân sĩ
 - Đường lối chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân .
Bước 10.
? Trong các nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
H: Sự tài tình của bộ tham mưu đưa ra đường lối chiến lược đúng đắn.
? ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến?
Kết thúc 20 năm đô hộ của quân Minh.
-Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
-Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược Minh...
-Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc ta.
“Xã tắc từ đây vững bền
Non sông từ đây đổi mới...”
1.Trận Tôt Động- Chúc Động cuối năm 1426.
a) Hoàn cảnh:
- 10/1426, 5 vạn viện binh do vương Thông chỉ huy đã đến Đông Quan.
- Ta đặt phục binh ở Tốt Đông, Chúc Động
b) Diễn biến:
-7/11/1426 Vương Thông quyết định tấn công Cao Bộ (Chương Mĩ- Hà Tây).
- Quân ta từ mọi phía xông vào địch
c) Kết quả:
- 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan
-> Đẩy giặc lún sâu vào thế bị động, lúng túng, ta chủ động...
2.Trận Chi Lăng- Xương Giang tháng 10- 1427.
a) chuẩn bị:
- 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta
- Ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước
b) Diễn biến:
-8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng
-Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát
-Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước.
c) Kết quả:
-Liễu Thăng, Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị chết
-Vương Thông xin hoà, mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta
3.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
a) Nguyên nhân thắng lợi.
- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến.
- Tinh thần chiến đấu anh dũng quân sĩ
 - Đường lối chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân .
b) ý nghĩa lịch sử.
-Kết thúc 20 năm đô hộ của quân Minh.
-Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
-Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược Minh...
-Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc ta.
 Tổng kết hướng dẫn học bài
 ? Em hãy trình bày lại nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
 - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
 - CBB: Đọc trước bài 20 SGK: Nước địa việt thời Lê Sơ.

File đính kèm:

  • docsu 7 t 39.doc
Giáo án liên quan