Giáo án Lịch sử 7 - Bài 17: Ôn tập chương II và chương III - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Củng cố kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc ở thời Lý, Trần và Hồ.

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt ở thời Lý, Trần và Hồ.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết lập bảng thống kê và trả lời câu hỏi.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Củng cố nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào, tự cường dân tộc và biết ơn tổ tiên để noi gương, học tập.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Bảng thống kê những thành tựu chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt ở thời Lý, Trần và Hồ. - Tăng cường đọc, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 17: Ôn tập chương II và chương III - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Mông-Nguyên thời Trần:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến.
- Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến.
- Những gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến.
- Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến Lý, Trần.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
(-Thời Lý:
+ Quân xâm lược: Tống.
+ Thời gian: 1075-1077
+ Lực lượng: 20 vạn quân.
-Thời Trần:
+ Quân xâm lược:Mông -Nguyên
+ Thời gian:1258-1288
+ Lực lượng: 3 vạn quân (lần thứ 1 - năm 1258); 50 vạn quân (lần thứ 2 - năm 1285); hơn 30 vạn quân (lần thứ 3 - năm 1287-1288).
(- Thời Lý, kháng chiến chống Tống:
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến, năm 1075-1077.
+ Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến. Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch. Phòng ngự và phản công địch ngay khi chúng vào nước ta, giành thắng lợi quyết định.
+ Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến. Lý Thường Kiệt, Tông Đán, Lý Kế Nguyên.
+ Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc. Thực hiện đúng theo mệnh lệnh của triều đình ban ra, như rèn đúc vũ khí, tích lũy lương thực thực phẩm, quân đội ngày đêm luyện tập, 
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến . 
* Nguyên nhân thắng lợi: Ý chí độc lập tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc.
* Ý nghĩa lịch sử: Buộc nhà Tống phải từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt; Nền độc lập tự chủ được bảo vệ.
- Thời Trần chống Mông-Nguyên:
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến. Năm 1258-1288.
+ Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến. “Vườn không, nhà trống”; Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu. Đánh đòn quyết định và khai thác chỗ yếu của địch, để phát huy thế mạnh của ta.
+ Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến. Vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ, Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn khoái, 
+ Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc. Thực hiện đúng theo mệnh lệnh của triều đình ban ra, như rèn đúc vũ khí, tích lũy lương thực thực phẩm, quân đội ngày đêm luyện tập, thực hiện “vườn không, nhà trống”, 
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến .
* Nguyên nhân thắng lợi: Tình thần đoàn kết toàn dân. Chiến lược, chiến thuật tài tình của vua, quan nhà Trần. Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng.
* Ý nghĩa lịch sử: Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên; Nền độc lập chủ quyền của dân tộc được bảo vệ. Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.)
a- Thời Lý, kháng chiến chống Tống: năm 1075-1077.
- Đường lối chống giặc 
+ Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch. 
+ Phòng ngự và phản công địch ngay khi chúng vào nước ta, giành thắng lợi quyết định.
+ Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến. Lý Thường Kiệt, Tông Đán, Lý Kế Nguyên.
* Nguyên nhân thắng lợi: 
+ Ý chí độc lập tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc.
+ Chiến lược, chiến thuật tài tình của vua, quan nhà Lý.
 + Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng.
* Ý nghĩa lịch sử: 
+ Buộc nhà Tống phải từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. + Nền độc lập tự chủ được bảo vệ.
b- Thời Trần chống Mông-Nguyên: Năm 1258-1288.
- Đường lối chống giặc 
+ “Vườn không, nhà trống”. + Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu. 
+ Đánh đòn quyết định và khai thác chỗ yếu của địch, để phát huy thế mạnh của ta.
- Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến. 
+ Vua Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông.
+ Thái sư Trần Thủ Độ. 
+ Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn.
+ Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, 
* Nguyên nhân thắng lợi: 
+ Tình thần đoàn kết toàn dân. 
+ Chiến lược, chiến thuật tài tình của vua, quan nhà Trần. + Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng.
* Ý nghĩa lịch sử:
+ Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên.
+ Nền độc lập chủ quyền của dân tộc được bảo vệ. 
+ Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.
15P
HOẠT ĐỘNG 2. BÀI TẬP Ở NHÀ?
2. BÀI TẬP Ở NHÀ.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 3: Nước Đại Việt thời Lý, Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì? (Kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học-kĩ thuật)
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
(- Thời Lý:
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp: Nông dân có ruộng đất cày, cấy. Nhà nước khuyến khích khai hoang, công tác thủy lợi được chú ý.
* Thủ công nghiệp: Có nhiều nghề 
* Thương nghiệp: Buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở rộng.
+ Văn hóa: Đạo Phật được phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.
+ Giáo dục: Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua. Mở khoa thi tuyển chọn quan lại. Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.
+ Khoa học-kĩ thuật: Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển. Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.
- Thời Trần:
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.
* Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí, có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
* Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước được mở rộng.
+ Văn hóa: Tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến. Đạo Phật được phát triển, Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.
+ Giáo dục: Quốc Tử Giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có trường học. Trong nhân dân ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
+ Khoa học-kĩ thuật: Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ “Đại Việt sử kí”. Quân sự với tác phẩm nổi tiếng “Binh thư yếu lược” của Trần Quốc Tuấn. Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam để chữa bệnh cho nhân dân. Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng. Phát triển công trình kiến trúc mới ra đời.)
a- Thời Lý:
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp: Nông dân có ruộng đất cày, cấy. Nhà nước khuyến khích khai hoang, công tác thủy lợi được chú ý.
* Thủ công nghiệp: Có nhiều nghề 
* Thương nghiệp: Buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở rộng.
+ Văn hóa: Đạo Phật được phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.
+ Giáo dục: Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua. Mở khoa thi tuyển chọn quan lại. Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.
+ Khoa học-kĩ thuật: Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển. Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.
b- Thời Trần:
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.
* Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí, có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
* Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước được mở rộng.
+ Văn hóa: Tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến. Đạo Phật được phát triển, Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.
+ Giáo dục: Quốc Tử Giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có trường học. Trong nhân dân ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
+ Khoa học-kĩ thuật: Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ “Đại Việt sử kí”. Quân sự với tác phẩm nổi tiếng “Binh thư yếu lược” của Trần Quốc Tuấn. Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam để chữa bệnh cho nhân dân. Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng. Phát triển công trình kiến trúc mới ra đời.
5P
HOẠT ĐỘNG 3. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
Câu hỏi 4: Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời

File đính kèm:

  • docLSVN- L7- BAI 17.doc