Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển kinh tế - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu.

- Tình hình kinh tế xã hội nước ta sau chiến tranh.

- Những thành tựu về văn hoá, khoa học kĩ thuật thời Trần.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá, nhận xét so sánh.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs lòng tự hoà về nền văn hoá dân tộc thời Trần.

- Bồi dưỡng cho hs ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích .

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Tranh ảnh về thành tựu văn hoá thời Trần.

 - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.

2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển kinh tế - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: 
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TÊ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
 Ngày soạn: /11/2010
 Ngày dạy: /11/2010
TIẾT 28:I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu.
- Tình hình kinh tế xã hội nước ta sau chiến tranh.
- Những thành tựu về văn hoá, khoa học kĩ thuật thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá, nhận xét so sánh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs lòng tự hoà về nền văn hoá dân tộc thời Trần.
- Bồi dưỡng cho hs ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh về thành tựu văn hoá thời Trần.
	 - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.
2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn đinh:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần lại giành được thắng lợi?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Các cuộc xâm lược của nhà Nguyên đã để lại hậu quả rất nặng nề. Sau khi kháng chiến thắng lợi, nhà Trần đã làm gì để khắc phục hậu quả sau chiến tranh .....
*Hoạt động 1: 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh:
- Mục tiêu: Trình bày được nét chính tình hình kinh tế thời Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Nói đến kinh tế thì đề cập đến những mặt sản xuất nào?
Gv: Chiến tranh để lại hậu quả gì đối với nền kinh tế NN nước ta lúc bấy giờ?
Gv: Nhà Trần đã làm gì để khôi phục lại kinh tế sau chiến tranh?
Gv: Bộ phận rđ nào đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước?
Gv: Bên cạnh rđ công thì rđ tư dưới thời Trần có bước biến chuyển ntn so với thời Lý?
Gv: Vì sao sau chiến tranh ruộng đất tư lại phát triển nhanh như vậy?
Hs: Giải thích “ thái áp”, điền trang”
Gv: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Đại Vệt sau chiến tranh?
Gv: Vì sao NN được phục hồi và phát triển mạnh hơn trước?
Gv: Cho hs xem H35 và H36 rồi nhận xét về trình độ kỷ thuật?
Hs: Tinh xảo, đẹp...
Gv: Em hãy miêu tả đôi nét về sự phát triển thương nghiệp?
Gv: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế sau chiến tranh?
Gv: Tổng kết phần một.
a. Nông nghiệp:
- Khai hoang, lập làng ,xã được mỡ rộng, đê điều được củng cố.
- Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.
- Ban “thái ấp” cho quý tộc.
- ruộng đất tư phát triển mạnh.
=>Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.
b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
* TCN:
- Phát triển dưới nhiều hình thức: nhà nước, các làng thủ công chuyên nghiệp, các hộ sản xuất riêng.
- Sản phẩm nhiều, kỉ thuật tinh xảo.
* TN: 
- Buôn bán diễn ra tấp nập.
- Các trung tâm buôn bán sầm uất: Thăng Long, Vân Đồn.
* Hoạt động 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh:
- Mục tiêu: Trình bày nét chính về xã hội thời Trần, giải thích được vì sao xã hội thời Trần có sự phân hoá.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp nào?
Hs: Trả lời theo sgk
Gv: Qua các tầng lớp xã hội em hãy vẽ sơ đồ để thể hiện các tầng lớp đó?
Hs: lên bảng vẽ
GV: Treo sơ đồ và phân tích đời sống của từng tầng lớp một.
Gv: Em có nhận xét gì về xã hội thời trần sau những năm chiến tranh?
Hs: Xã hội có sự phân hoá sâu sắc, đại chủ ngày càng đông, nông dân tá điền ngày càng nhiều.
Gv: Tổng kết bài.
Vua - Vương hầu
 - Quý tộc
Quan lại, Địa chủ
Thống trị.
Thợ TC, Thương nhân
 Nông dân, tá điền
 Nông nô, nô tì
Bị trị
4. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Tình hình kinh tế thời Trần sau những năm chiến tranh?
? phân tích tình hình xã hội thời trần sau những năm chiến tranh?
5. Hướng dẫn - dặn dò:
a. Bài củ:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Làm các bài tập ở sách bài tập 
b. Bài mới:
- Soạn trước mục II: Sự phát triển về văn hoá.
 	- Sưu tầm một số tranh ảnh văn hoá thời Trần.
 	- Kể tên vài tính ngưỡng cổ truyền trong nhân dân.
 	- Đặc điểm nổi bật của nền văn hoá thời Trần.
 	- Những biến chuyển về gáo dục, khkt, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
6. Rút kinh nghiệm:
..
BÀI 15.
 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TÊ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
 Ngày soạn : 30/11/2010
 Ngày dạy : 3/11/2010
TIẾT 29: SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu.
- Những biến chuyển về văn hoá khkt thời Trần
- Những thành tựu về văn hoá, khoa học kĩ thuật thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá, nhận xét so sánh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs lòng tự hoà về nền văn hoá dân tộc thời Trần.
- Bồi dưỡng cho hs ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh về thành tựu văn hoá thời Trần.
2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn đinh:
2. Kiểm tra bài cũ
? Nên kinh tế thời trần sau những năm chiến tranh?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Ở bài trước chúng ta thấy dưới thời Trần mặc dầu phải trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng sau chiến tranh nền kinh tế phát triển trở lại. Vậy trên lĩnh vực Văn hoá có những biến chuyển như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: 1. Đời sống văn hoá:
- Mục tiêu: Trình bày được nét chính về sự phát triển văn hoá thời Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Ở thời Trần các tính ngưỡng cổ truyền rất phổ biến. Vậy thì em hãy kể tên một vài tính ngưỡng cổ truyền trong nhân dân?
Hs: Thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, thờ thần hoàng...
Gv: Đạo phật có vị trí như thế nào so với thời Lý? Những biểu hiện để chứng tỏ đạo phật vẫn phát triển?
Gv: So với đạo phật, nho giáo phát triển như thế nào?
Gv giới thiệu vài nét về Chu Văn An. Sgv tr.102 
Gv: Những dẫn chứng nào để chứng tỏ tập quán sống rất giản dị của dân ta lúc đó?
Hs: Đi chân đất, áo quần đơn giản, áo đen hoặc áo tứ thân, đi chân đất hoặc cạo trọc đầu...
Gv: Vì sao nhân dân thời trần lại đề cao tinh thần thương võ?
- Các tính ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển hơn như thờ cúng tổ tiên, các anh hùng
- Đạo phật tiếp tục phát triển nhưng không mạnh bằng thời Lý.
- Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng.
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá phổ biến rộng rãi, mạng đậm tính dân tộc.
* Hoạt động 2. Văn học.
- Mục tiêu: Trình bày được nét văn hóa thời Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Kể tên một vài tác phẩm văn học mà em biết?
Hs: dựa vào sgk để trả lời.
Gv: Nội dung của các rác phẩm văn học đó?
Gv: Em có nhận xét gì về nền văn học nước ta dưới thời trần?
- Văn học chữ Hán, Nôm phát triển, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Phú sông bạch Đằng
-> Nội dung phong phú, phản ánh niềm tự hào dân tộc.
*Hoạt động 3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
- Mục tiêu: Trình bày nét chính về giáo dục và khoa học kĩ thuật thời trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Những biến chuyển về GD nước ta dưới thời trần?
Gv: kể chuyện Mạc Đỉnh Chi
Gv: Nhiệm vụ của Quốc Sử Viện.
Hs: Viết sử do Lê Văn Hưu đảm nhiệm.
Gv: Kể tên một vài thành tựu về KHKT mà em biết?
Hs: Thảo luận tại chổ (2 em một)
-> Binh thủ yếu lược - Trần Hưng Đạo
- Lung linh nghi - Đặng Lộ
- Súng, thuyền - Hồ Nguyên Trừng...
Gv: Qua trên em có nhận xét gì về GD KH KT thời Trần?
- Giáo dục: Quốc tử giám được mở rộng, các lộ phủ đều có trường học.
- Lập Quốc sử viện.
- Năm 1272 biên soạn xong bộ “Đại Việt sử kí”.( Lê Văn Hưu)
- Y học( Tuệ Tĩnh).quân sự, khoa học ( Hồ Nguyên Trừng), kĩ thuật đống tàu àđạt nhiều thành tựu.
*Hoạt động 2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
- Mục tiêu: Trình bày nét chính về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Kể tên một vài kiến trúc nổi tiếng?
Hs; chùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn, thành nhà Hồ.
Gv: Em có nhận xét gì về hình rồng thời Trần?
Hs: Nghệ thuật điêu khắc đạt trình độ tinh xảo, trau chuốt kĩ,tinh tế.
Gv: So sánh sự khác nhau giữa hình rồng thời Trần với thời Lý?
- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế (hình rồng)
4. Củng cố: 
? Nêu một vài dẫn chứng về sự phát triển cử VH, GD, KH-KT dưới thời Trần?
? Nét đặc sắc của NT kiến trúc và điêu khắc thời Trần?
5. Hướng dẫn dặn dò:
a. Bài cũ:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
? Nêu một vài dẫn chứng về sự phát triển cử VH, GD, KH-KT dưới thời Trần?
? Nét đặc sắc của NT kiến trúc và điêu khắc thời Trần?
- Làm các bài tập ở sách bài tập .
b. Bài mới:
- Soạn trước bài 16 vào vở soạn. trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Chú ý:
	? Trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, xã hội ở nước ta nữa sau thế kỉ XIV?
	? Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì nữa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì, vì sao?
6. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • doctiet 28,29 su 7.doc