Giáo án Lịch sử 7 - Bài 12, Tiết 20: Đời sống kinh tế văn hóa - Quàng Xuấn

a. Kiến thức

-Trình bày được nhưngc chuyển biến về KT, XH,VH, GD Thời Lý ( Sự chuyển biến của NN, TCN và Thương nghiệp. Các tầng lớp trong Xh, những thành tựu VH tiêu biểu: Lập Văn Miếu, Quốc tử giám, mở khoa thi, nghệ thuật Phát triển, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc.

- Kể về một số nhân vật lịch sử và kiến trúc tiêu biểu.

b. Tư tưởng

Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta vào thời Lý.

c.Kĩ năng

Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 12, Tiết 20: Đời sống kinh tế văn hóa - Quàng Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011 Ngày dạy: 18/10/2011 - Dạy lớp: 7B
 Ngày dạy: 22/10/2011 - Dạy lớp: 7A,C
Bài 12, Tiết 20 : ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ
1.MỤC TIÊU
Kiến thức
-Trình bày được nhưngc chuyển biến về KT, XH,VH, GD Thời Lý ( Sự chuyển biến của NN, TCN và Thương nghiệp. Các tầng lớp trong Xh, những thành tựu VH tiêu biểu: Lập Văn Miếu, Quốc tử giám, mở khoa thi, nghệ thuật Phát triển, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc.
- Kể về một số nhân vật lịch sử và kiến trúc tiêu biểu.
Tư tưởng
Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta vào thời Lý.
c.Kĩ năng
Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật.
2. CHUẨN BỊ
- Thầy : Các tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý. Tư liệu về kinh tế văn hóa thời Lý.
- Trò : Sưu tầm 1 số tranh ảnh về Lý Công Uẩn
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Kiểm tra bai cu (4’)
Câu hỏi: 	Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt bằng lược đồ?
( Tuỳ vào hs nhận xét cho điểm).(10điểm)
GTB: 
Để thấy được đời sống kinh tế, VH của thời Lý như thế nào? Sự chuyển biến của nề Nông nghiệp cũng như thủ công, thương nghiệp ra sao ? tiết này sẽ giúp các em thấy rõ hơn.
Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
1) Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:(15’)
Hỏi: Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai?
Giảng: Thực tế, ruộng đất đều do nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua.Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ...
Vua Lý rất quan tâm tới sản xuất nông nghiệp.
Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK?
? Theo em lễ cày tịch điền là gi?
 Vào mùa xuân vua cho tổ chức lễ cúng Thần Nông vua đích thân tế Thần Nông, tế xong vua tự cầm cày cày ruộng.
Hỏi: Trong lễ tịch điền nhà Vua tự cầy mấy đường thể hiện điều gì?
-Biểu hiện sự quan tâm của nhà vua đối với việc phát triển SX Nông nghiệp, vua cày ruộng để nông dân noi theo, Mục đích chính là: 
 Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
Hỏi: Những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp?
Giảng; Do vậy, dưới thời nhà Lý nhiều năm mùa màng bội thu
Hỏi: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh như vậy?
Chuyển ý: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Gọi HS đọc phần in nghiêng SGK.(Tr45)
Hỏi: Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển?
Hỏi: Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống?
Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng hoá trong nước. Như hiện nay VN Đangcó chương trình khuyến khích: “ Người Vn dùng hàng Vn”. Mục đích cũng là để khuyến khíchnề kinh tế trong nước phát triển.
Hỏi: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì?
Giảng: Ngoài nghề dệt, có nhiều nghề thủ công khác: chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện... đó là các nghề dân gian. Ngoài ra các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều phát triển.
- Cho HS xem các hình đồ gốm tráng men.
- Yêu cầu HS nhận xét về chúng.
Giảng: Bên cạnh đó, bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo dựng nhiều công trình nổi tiếng như: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền...(sưu tầm: tranh ảnh về các công trình trên)
?Thương nghiệp thời kỳ này phát triển như thế nào?
Vùng biên giới hải đảo giữa hai nước đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để trao đổi buôn bán.
+ Việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước Vân Đồn là nơi buôn bán rất sầm uất.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?
( Thảo luận tổ).
+ Nguyên nhân của sự phát triển : Đất nước độc lập, hoà bình và ý thức dân tộc là động lực to lớn thúc đẩy sự phát tnển
- Gọi HS đọc phần chữ nhỏ in nghiêng.
Giảng: Vân Đồn thuộc Quảng Ninh là một hải đảo, nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán
Hỏi: Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa? 
Thể hiện ý thức cảnh giác, tự vệ đối với nhà Tống.
Hỏi: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì? 
Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
- Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của vua, do nông dân canh tác.
Thực tế, ruộng đất đều do nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua
 Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò...), nhiều năm mùa màng bội thu.
Nhờ các BP:
Khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lũ lụt
Ban hành luật cấm giết hạit trâu bò để bảo vệ sức kéo
Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển.
Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng hoá trong nước. 
2) Thủ công nghiệp và thương nghiệp.(20’)
Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
Ngoài nghề dệt, có nhiều nghề thủ công khác: chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện... đó là các nghề dân gian. Ngoài ra các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều phát triển.
Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định
3.Thương nghiệp: 
việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất.
c: Củng cố- Luyện tập(4’)
	Hỏi: Những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp?
Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò...), nhiều năm mùa màng bội thu.
 Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển
 d.Hướng dẫn về nhà(2’)
Làm bài tập trong vở bài tập
Đời Vua
Thời gian
Người làm vua lâu nhất:
Lý Nhân Tông 55 năm.
Người làm vua ngắn nhất:
Lý Chiêu Hoàng 1 năm
1, Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn)
1010- 1028
2, Lý Thái Tông ( Lý Phật Mã)
1028- 1054
3, Lý Thánh Tông ( Lý Nhật Tông)
1054- 1072
4, Lý Nhân Tông ( Lý Càn Đức)
1072- 1127
5, Lý Thần Tông ( Lý Dương Hoán)
1128- 1138
6, Lý Anh Tông ( Lý Thiên Tộ)
1138- 1175
7, Lý Cao Tông ( Lý Long Càn )
1176- 1210
8, Lý Huệ Tông ( Lý Hạo Sâm)
1211- 1224
9, Lý Chiêu Hoàng ( Phật Kim)
1224- 1225

File đính kèm:

  • docTiết 20.doc
Giáo án liên quan