Giáo án Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa - Tiết 17: Đời sống kinh tế - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Dưới thời Lý đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp thủ công nghiệp, thương nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định.

Việc buôn bán với nước ngoài được mở rộng.

2.Kĩ năng: Quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một số công trình nghệ thuật.

3.Tư tưởng: Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ thời Lý.

II.Chuẩn bị.

1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

Sưu tầm các loại tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa - Tiết 17: Đời sống kinh tế - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/10
Ngày giảng: 7c: 13/10/10
Bài 12
đời sống kinh tế văn hóa
Tiết 17
I. đời sống kinh tế
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Dưới thời Lý đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp thủ công nghiệp, thương nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định.
Việc buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
2.Kĩ năng: Quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một số công trình nghệ thuật.
3.Tư tưởng: Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ thời Lý.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
Sưu tầm các loại tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III: Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
III.Các bước lên lớp.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (4’)
? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống 1075- 1077.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua đời sống kinh tế của nhân dân dưới triều Lý hs có hứng thú cho bài học mới.
Sau cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống thắng lợi 1077. Dưới triều đình nhà Lý nhân dân ta lại bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá. Vậy nhân dân ta đã đạt được những thành tựu như thế nào trong đời sống kinh tế, xã hội.
Hôm nay...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
Mục tiêu: Hiểu được Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
Thời gian:17’
H:Đọc sgk.
Gv: Nền kinh tế quan trọng hàng đầu của nước ta thời phong kiến là kinh tế nông nghiệp.
Vấn đề ruộng đất, đê điều, sức kéo là vấn đề mà các triều đại phong kiến luôn quan tâm.
? Ruộng đất dưới thời Lý thuộc quyền sở hữu của ai?
H: Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nhân dân canh tác.
? Để khuyến khích phát triển sản xuất nông ghiệp các vua thời Lý đã làm gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Việc cày ruộng “tịch điền” nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
H: Khuyến khích mở đầu một mùa vụ mới
G:Nhiều năm được mùa to.
1016- 30 lượm lúa được 1 quan tiền, vua xá thuế 3 năm cho dân.
 Đại Việt sử kí:
 “Dâu, gai xanh dậy đất
 Quýt, bưởi đỏ rực trời”.
? Vì sao nông nghiệp thời Lý lại phát triển?
H: Nhờ sự chăm lo, sự quan tâm của các vua thời Lý , cùng những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất. Sự chuyên cần của nhân dân Đại Việt được sống trong điều kiện hoà bình.
G:Chuyển ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Mục tiêu: Hiểu được tình hình Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời nhà Lý.
Thời gian: 18’
Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
? Em hãy kể tên các nghề thủ công truyền thống của nhân dân ta?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
H:Đọc chữ nhỏ sgk.
? Qua việc làm trên của nhà Lý em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao vua không dùng gấm vóc Trung Quốc?
H: Nghề dệt khá phát triển trở thành một nguồn lợi khiến cho nhà nước phải quan tâm đưa vào “quốc sách”.
Nhà Lý lập các kho vải lụa ở các lạng.
- Làng Thiết Sài- dệt lĩnh do bà công chúa Phan Thị Ngọc Đô người Chăm phụ trách.
- Làng Nghi Tám dệt lụa tơ tằm do bà công chúa Quỳnh Hoa phụ trách.
- Sản phẩm dệt, phong phú có tơ, lụa, sa the lĩnh, gấm, vóc, vải bông... chất lượng, màu sắc phong phú, đa dạng, đẹp và vậy vua Lý đã ban lục đẹp cho các bô lão hương cố pháp dùng gấm vóc làm mũ, áo cho vua, quan.
? Ngoài ra còn có các nghề thủ công nào khác?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận 
H: quan sát H22+23.
Chuông Quy Điền-to nặng, không kêu.
Tháp bảo Thiên –HN.
Vạc Phổ Minh (Nam Định).
? Thủ công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của ngành kinh tế nào?
H:Đọc chữ nhỏ sgk.
? Việc buôn bán thuyền tấp nập...hoạt động đó nói lên điều gì?
H: Rất phát triển
? Sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?
H: Nhân dân Đại Việt có khả năng phát triển nền kinh tế tự chủ không thua kém gì nước khác.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nhân dân canh tác.
- Tổ chức lễ cày Tịch Điền.
- Khai hoang, đào kênh mương đắp đê phòng lụt.
- Cấm giết hại trâu, bò.
-> Mùa màng bội thu.Cây trái hoa màu tươi tốt.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
*Thủ công nghiệp: 
-Trong dân gian các nghề thủ công truyền thống: Chăn tằm, ươm tơ, dệt, gốm xây dựng cung điện, nhà cửa rất phát triển
- Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc.
- Làm giấy, in.
- Đúc đồng, rệt sắt, đúc tiền...
- Xây dựng công trình kiến trúc.
- Xây chùa chiền, xây kinh thành.
=>Nhiều nghề, nhiều sản phẩm, chất lượng.
*Thương nghiệp.
- Rất phát triển “chợ Vân Đồn”.
- Nhân dân Đại Việt có khả năng phát triển nền kinh tế tự chủ không thua kém gì nước khác.
4. Củng cố: (3’)
? Nhà Lý đã làm gì để phát triển nền kinh tế nông nghiệp.
? Nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp có mối quan hệ như thế nào?
? Ngày nay nền thủ công nghiệp có phát triển không, ở địa phương em có nền thủ công nào?
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
CBB: Đọc trước mục II: Sinh hoạt văn hóa xã hội.

File đính kèm:

  • docsu 7 t 17.doc
Giáo án liên quan