Giáo án Lịch sử 7 - Bài 11: Công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Tiết 15: Giai đoạn thứ nhất 1075 - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Học sinh hiểu rõ:

Âm mưu xâm lược nước ta là nhằm bành trướng lãnh thổ đồng thời để giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.

2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật cuộc kháng chiến.

Phân tích nhận xét nhân vật, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3.Tư tưởng: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.

Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.

II.Chuẩn bị.

1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

Lược đồ kháng chiến chống Tống 1075

2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 11: Công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Tiết 15: Giai đoạn thứ nhất 1075 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/10
Ngày giảng: 7c: 6/10/10
Bài 11
Công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống
(1075-1077)
Tiết 15
I. giai đoạn thứ nhất (1075)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Học sinh hiểu rõ:
Âm mưu xâm lược nước ta là nhằm bành trướng lãnh thổ đồng thời để giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.
2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật cuộc kháng chiến.
Phân tích nhận xét nhân vật, đánh giá các sự kiện lịch sử...
3.Tư tưởng: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
Lược đồ kháng chiến chống Tống 1075
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
IV.Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Nhà Lý được thành lập như thế nào?
? Quân đội nhà Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý? 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Từ nguyên nhân , diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống hs có hứng thú cho bài học mới.
Năm 1075 khi đất nước đang bình yên thì nhà Tống gây chiến tranh với đất nước ta vậy âm mưu của chúng là gì và nhà Lý đã làm gì trước âm mưu đó chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
Mục tiêu: Hiểu được Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
Thời gian:15’
Từ sau cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo thắng lợi mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và nhà Tống giữ được ổn định trong một thời gian khá dài. Nhưng từ thế kỉ XI mối quan hệ đó ngày càng xấu đi bởi nhà Tống có âm mưu và hành động xâm lược nước ta. Tại sao lại như vậy thầy mời một bạn đọc sgk. 
H: Đọc từ đầu Mục 1 đến Đại việt.
? Trước khi xâm lược nước ta tình hình nhà Tống như thế nào? 
- Khó khăn tài chính.
- Nội bộ mâu thuẫn.
- Nhân dân nổi dậy.
- Liêu, Ha quấy phá.
? Để giải quyết tình hình khó khăn đó nhà Tống đã có âm mưu (mục đích) gì?
H: Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước
Gv: Để hiểu rõ hơn về âm mưu xâm lược của nhà Tống thầy mời một em đọc cho thầy phần chữ in nghiêng trong sách giáo khoa.
Hs đọc 
Gv nhấn mạnh 
Hs đọc phần còn lại.
? Để tiến hành cho cuộc xâm lược nhà Tống đã có những hành động gì?
H: Hành động:
+ Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam
+ Phía bắc ngăn cản việc buôn bán giữa 2 nước
+ Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
? Chúng xúi giục vua Chăm Pa đánh lên từ phía nam nhằm mục đích gì ? 
H: Làm suy yếu lực lượng của nhà Lý.
? Vì sao nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt vào thời gian này?
H: Vua Lý Thánh Tông mất 1072 nhà Tống coi đây là một cơ hội tốt để chuẩn bị xâm lược Đại Việt: Vua mới (Lý Nhân Tông) còn nhỏ tuổi. Cả nước phải lo việc tang lễ. Do vậy việc phòng thủ đất nước có nhiều sơ hở.
Gv: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống Nhà Lý đã làm gì chúng ta chuyển sang phần 2
Hoạt động 2. Tìm hiểu Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ.
Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao.
Thời gian: 18’
Hs theo dõi từ đầu mục 2 đến kháng chiến.
? Đứng trước âm mưu của kẻ thù nhà Lý đối phó bằng cách nào?
H: Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội.
H: Theo dõi chữ nhỏ “Lý Thường Kiệt”
? Lý Thường Kiệt là người như thế nào?
H: Ham học binh thư, giỏi võ nghệ cất cánh tài năng phi thường 23 tuổi làm quan. 
Gv: Để hiểu thêm về Lý Thường Kiệt đến cuối giờ thầy sẽ cung cấp thêm cho các em những tư liệu về ông.
Hs đọc từ trước tình hình nhà Tống -> Cham Pa
? Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến?
H: Lý Thường Kiệt cho:
- Quân đội luyện tập và canh phòng suốt đêm.
- Mộ thêm binh lính.
- Đánh bại ý đồ kết hợp Tống+ Chăm Pa.
Gv: Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta Lý Thường Kiệt thực hiện chủ chương độc đáo “Tiến công trước để tự vệ’....
 ? Em có nhận xét gì về chủ trương “Tiến công trước để tự vệ” của Lý Thường Kiệt ? 
H: Táo bạo, độc đáo, sáng tạo, diệt giặc từ đầu -> Tống không kịp trở tay
? Mục tiêu tiến công của Lý Thường Kiệt là ở những địa điểm nào?
H: Nơi tập trung binh lương: 
Châu Ung và Châu Khâm, Châu Liêm
để hiểu rõ về các căn cứ này thầy mời 1 em đọc phần chữ in nhỏ
G: Dùng lược đồ trình bày diễn biến.
Tháng 10 năm 1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo ấn công vào đất Tống.
- Quân Bộ do các tù trưởng là: Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh Châu Ung.
- Quân Thuỷ: Do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo đường ven biển vùng Quảng Ninh đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm. Lý Thường Kiệt sau khi phá hủy các kho tàng của giặc, tiến về bao vây thành Ung Châu. Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trung Quốc Lý Thường Kiệt đẫ cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công là để tự vệ. Và được nhân dân Tống ủng hộ. 
Và đây chỉ là cuộc tiến công để tự vệ. Bởi vì trong khi tấn công ta chỉ phá kho binh lương của giặc rồi rút quân, chứ không xâm lược, không cướp bóc nhân dân
? Vì sao ta xác định được các kho quân sự? 
H: công tác tình báo tốt
G: Do sự hoạt động thầm lặng của nhiều người vô danh tạo nên chiến thắng.
? Kết quả của cuộc kháng chiến ?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Việc chủ động tấn công của ta có ý nghĩa như thế nào?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
1.Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
Mục đích. 
Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước
Hành động.
+ Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam
+ Phía bắc ngăn cản việc buôn bán giữa 2 nước
+ Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
2.Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ.
a.Chủ trương:
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội.
+ Quân đội tập luyện, sẵn sàng chiến đấu.
+ Mộ thêm binh lính.
+ Tiến công trước để tự vệ.
b. Diễn biến:
SGK
c. Kết quả:
Sau 42 ngày ta hạ thành Ung Châu 
Tướng giặc phải tự tử
 d.ý nghĩa:
 Làm chậm bước tiến của Tống đẩy chúng vào tình trạng bị động lúng túng-> khó khăn.
4. Củng cố: (5’) 
Gv cung cấp thông tin về Lý Thường Kiệt
? Em hãy thuật lại diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống 1075 trên lược đồ.
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Về nhà học bài theo nội dung đã tìm hiểu
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Đọc trước mục II: giai đoạn thứ 2 (076-1077)

File đính kèm:

  • docsu 7 t 15.doc
Giáo án liên quan