Giáo án Lịch sử 7 Bài 1-Tiết 1: sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2.Tư tưởng

Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3.Kĩ năng

- Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hĩu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. PHƯƠNG PHÁP

 Trình bày, so sánh, quan sát, miêu tả, tổ chức các hoạt động học tập cho HS

III. PHƯƠNG TIỆN

1.Giáo viên: - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng; SGK, SGV, vở BT

 - Bản đồ châu âu thời phong kiến.

 - Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến va thành thị trung đại.

 Giáo trình lịch sử thế giới trung đại

2. Học sinh: - SGK, vở BT

 - Đọc kĩ bài và làm bài tập ở nhà

 - Sưu tầm tranh ảnh về kiến trúc, đồ gốm thời Minh- Thanh

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Bài 1-Tiết 1: sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 8/ 2012.
Ngày dạy: 16 / 8 /2012 
Phần I: khái quát lịch sử thế giới trung đại.
Bài 1-Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội Phong kiến ở châu âu.
Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.
2.Tư tưởng
Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3.Kĩ năng
- Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hĩu nô lệ sang xã hội phong kiến.
phương pháp 
 Trình bày, so sánh, quan sát, miêu tả, tổ chức các hoạt động học tập cho HS
phương tiện 
1.Giáo viên : - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ; SGK, SGV, vở BT
 - Bản đồ châu âu thời phong kiến.
 - Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến va thành thị trung đại.
 Giáo trình lịch sử thế giới trung đại
2. Học sinh : - SGK, vở BT
 - Đọc kĩ bài và làm bài tập ở nhà
 - Sưu tầm tranh ảnh về kiến trúc, đồ gốm thời Minh- Thanh
TIếN TRìNH tổ chức DạY HọC
Kiểm tra bài cũ
KT sự chuẩn bị của hs
Giới thiệu bài mới 
 Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhièu giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp các thời kì mới:-Thời trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu"Sự hình thành va phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu".
3. Bài mới
Hoạt động của thầy 
và trò
Chuẩn kĩ năng 
cần đạt
Chuẩn kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin qua SGK
GV mô tả : sự xâm nhập của người Giéc man- đẫn đến sự thay đổi của xã hội Tây Âu " ra đời hai giai cấp – quan hệ sản xuất mới xuất hiện.. Khi đế quốc Rô - ma đang trên đà suy yếu. Mà người Giéc man là một bộ tộc đang trên đà tan rã dân số rất đông, vì nhu cầu mở rộng đất đai nên từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt đế quốc Rô - ma.
H:Khi tràn vào lãnh thổ Rôma người Giecman đã làm gì?
*GV Treo bản đồ châu Âu , chỉ lên bản đồ các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia…
H: Việc làm trên của người Giecman có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của xã hội Châu Âu?(phân chia giai cấp).
H : Lãnh chúa và nông nô có nguồn gốc từ tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?
H: Quan hệ hai tầng lớp này như thế nào.(thảo luận)
GV: Như vậy khi hai tầng lớp này ra đời -> Quan hệ sản xuất PK ,là quan hệ sản xuấ mới =>XHPK đã được hình thành ở châu Âu. Vậy đời sống của lãnh chúa và nông nô ntn. Chúng ta sang phần 2.
Hoạt động 2: Cá nhân GV, nhóm
GV:Yêu cầu: HS đọc SGK
* GV: Treo bức tranh lâu đài và thành quách của lãnh chúa " Đây là hình ảnh về lãnh địa PK.
* GV: Giải thích khái niệm về lãnh địa PK: đó là những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được biến thành khu đất riêng " mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng.
GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm
-Nhóm 1: Từ các bức tranh tư liệu trên em hãy cho biết các lãnh địa có nguồn gốc từ đâu? 
- Nhóm 2: Em hãy hình dung xem đời sống trong lãnh địa này ra sao? - Nhóm 3: Tổ chức lãnh địa như thế nào?
GV nhận xét từng nhóm và chốt lại .
GV: Lãnh chúa sở hữu tối cao về ruộng đất,có quyền đặt ra tô thuế, đứng đầu cơ quan luật pháp, thống trị nông nô về mặt tinh thần.
H. Vậy sự khác biệt về địa vị quyền lợi giữa hai tầng lớp này dẫn đến điều gì?
GV:Cho HS quan sát H1 SGK
H. Như vậy kinh tế chủ yếu của lãnh địa pk là gì, nó mang đặc điểm gì?( GV giải thích thêm).
GV Chốt. Như vậy lãnh địa pk là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kỳ pk phân quyền ở Châu Âu. Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất, tự tiêu dùng. Nhưng từ thế kỷ XI khi mỗi người nông nô làm nghề thủ công , xã hội xuất hiện các thành thị trung đại. Vậy thành thị trung đại xuất hiện ntn?
H:Theo em các thành thị trung đại đã được ra đời như thế nào?(hay nguyên nhân nào dẫn đến).
H: Bộ mặt thành thị ra sao ? Quan sát hội chợ Đức em hình dung điều gì?(gợi ý – thành quách, lâu đài, cảnh mua bán vv
 GV mô tả,nhận xét.
H: Để đảm bảo cho sản xuất và buôn bán phát triển các thợ thủ công và thương nhân họ đã làm gì?
 H: Cư dân sinh sống trong thành thị là ai? Quan hệ giữa họ ntn?
H: Vậy sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò như thế nào?
GV: Liên hệ VN về việc xuất hiện các thành thị trung đại và đọc bài thơ: Hà Nội 36 phố phường.
H. Nền kinh tế trong thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa 
GV kết luận: Như vậy XHPK ra đời nối tiếp thay thế chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ là hoàn toàn phù hợp quy luật phát triển của loài người
Các lãnh địa PK là đơn vị kinh tế chính trị độc lập " là biểu hiện của sự phân quyền trong XHPK châu Âu. Sự xuất hiện thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá " Là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của XHPK ở châu Âu.
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Rèn kĩ năng khai thác SGK
- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá
- Hình thành cho HS kĩ năng so sánh
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm 
- Rèn kĩ năng so sánh
- Làm việc với SGK
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh
- Rèn kĩ năng tư duy nhanh
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét, đánh giá 
-Rèn kĩ năng tư duy nhanh và quan sát, mô tả, nhận xét
- Rèn kĩ năng khai thác SGK-> Hiểu về KH
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Cuối thế kỷ V người Giéc man tấn công các quốc gia cổ đạiphương Tây, lập ra nhiều vương quốc mới Anh,Pháp, Tây Ban Nha, Itania… 
 - Cơ cấu xã hội thay đổi: 
 +lãnh chúa +nông nô
=>Quan hệ sản xuất PK=>XHPK châu Âu hình thành .
2/ Lãnh địa phong kiến.
* Khái niệm về lãnh địa PK.
* Tổ chức của lãnh địa- Lãnh chúa không phải lao động ,sống sung sướng ,xa hoa.
 - Nông nô canh tác trên đất đai của lãnh chúa ->nộp tô , sống khổ cực phụ thuộc ,đói nghèo.
* Đặc điểm, tính chất của lãnh địa.- Kinh tế nông nghiệp đóng kín tự cung tự cấp.
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đạị.
* Nguyên nhân:Do nhu cầu sản xuất hàng hoá thủ công và trao đổi buôn bán=>lập thị trấn, phố .
* Tổ chức của thành thị:- Thành lập phố xá cửa hàng, chợ , các xưởng sản xuất.
- Lập các phường hội, thương hội. 
- Cư dân :  thương nhân  thợ thủ công
* Vai trò của thành thị: thúc đẩy XHPK châuÂupháttriển . 
Củng cố bài học
Bài tâp1: Xã hội PK ở châu Âu được hình thành do đâu? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
 A. Sự xâm nhập của người Giécman.
 B. Sự tan giã của đế quốc Rôma.
 C. Cả hai ý trên đều đúng.
 Bài tập 2: Đặc điểm chính của lãnh địa PK là gì? Điền Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, S vào ô trống trước câu trả lời sai .
 C Có lãnh chúa và nông nô. C Lãnh chúa sống xa hoa giầu có. 
 C Kinh tế tự cung tự cấp
5/ Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm chắc nội dung bài học .
 - Làm bài tập trong vở BTLS .
 - Đọc và trả lời câu hỏi bài 2 - Tìm đọc một số câu chuyện viết về các nhà thám hiểm: Cô-lôm-bô , Ma-gien-lan

File đính kèm:

  • docT1 su7.doc