Giáo án lịch sử 7 Bài 1: sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu (thời sơ – trung kỳ trung đại )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được:
- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến châu Âu.
- Khái niệm, tổ chức hoạt động, đặc trưng kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nét cơ bản về thành thị trung đại: nguyên nhân ra đời, hoạt động, vai trò.
2/ Tư tưởng
- Thông qua những sự kiệc cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3/ Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí của các quốc gia phong kiến.
- Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
- Giáo án, bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
- Sưu tầm một số tranh ảnh mô tả hoạt động của thành thị trung đại.
2/ Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài học.
Tuần: 1 Ngày soạn: 15/ 8/ 2014 Tiết : 1 Ngày dạy: 18/ 8/ 2014 PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kỳ trung đại ) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức Giúp học sinh hiểu được: Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến châu Âu. Khái niệm, tổ chức hoạt động, đặc trưng kinh tế lãnh địa phong kiến. Nét cơ bản về thành thị trung đại: nguyên nhân ra đời, hoạt động, vai trò. 2/ Tư tưởng Thông qua những sự kiệc cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. 3/ Kỹ năng Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí của các quốc gia phong kiến. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên Giáo án, bản đồ Châu Âu thời phong kiến. Sưu tầm một số tranh ảnh mô tả hoạt động của thành thị trung đại. 2/ Học sinh Sách giáo khoa, vở bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1/Kiểm tra bài cũ Giới thiệu khái quát chương trình lịch sử 7 2/Giới thiệu bài mới Như chúng ta đã biết, xã hội loàii người trải qua 5 giai đoạn phát triển. Trong chương trình lịch sử 6 các em tìm hiểu 2 giai đoạn ( công xã nguyên thủy và chiếm hửu nô lệ ). Sang chương trình lịch sử 7 phần : lịch sử thế giới trung đại ( xã hội phong kiến) . Vậy xã hội phong kiến châu Âu đã hình thành, phát triển như thế nào ? → bài học. 3/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bi học. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu. HS đọc SGK . ? Khi đế quốc Rôma bị suy yếu, người Giéc man đã làm gì ? ? Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại châu Âu ? GV: sử dụng bản đồ để chỉ các vương quốc, những nước có chế độ phong kiến ra đời sớm ( Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý…). Hoạt động 2: Tìm hiểu về Lãnh địa phong kiến GV: hình thành khái niệm ? Em hãy miêu tả cuộc sống trong lãnh địa ? (kết hợp hình 4 SGK miêu tả) ? Tổ chức và hoạt chính của lãnh địa. ? Đặc trưng cơ bản của lãnh địa ? HS: Quan sát tranh “Lâu đài và thành quách của lãnh chúa” ở SGK: miêu tả lãnh địa, cuộc sống trong lãnh địa. GV: nhận xét, bổ sung, chuyển ý → mục 3 Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện thành thị trung đại. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời thành thị thời trung đại ? HS: Quan sát hình 2 – Sgk trang 5. ? Em có nhận xét gì về hội chợ ở Đức và tổ chức thành thị ở đây ? ? Những ai sống trong thành thị ? họ làm những nghề gì ? ? Nền kinh tế trong thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ? HS: nền kinh tế hàng hoá, mọi người trao đổi, mua bán với nhau . Thảo luận nhóm: Sự ra đời của thành thị trung đại có vai trò gì trong xã hội phong kiến ở châu Âu ? 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu - Cuối thế kỷ V, người Giécman tràn vào lãnh thổ Rôma. + Họ thành lập nhiều vương quốc mới. + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma chia cho các tướng lĩnh, qúy tộc và phong tước vị. - Xã hội xuất hiện 2 giai cấp mới: lãnh chúa và nông nô → Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành. 2. Lãnh địa phong kiến *Khái niệm: là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa – như một vương quốc thu nhỏ. * Tổ chức và hoạt động: (SGK) * Đặc trưng cơ bản:: Là một đơn vị kinh tế riêng biệt, đóng kín ( tự cung, tự cấp ), nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa. 3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại. * Nguyên nhân: Cuối thế kỷ XI, sản xuất thủ công phát triển nhanh, xuất hiện nhu cầu trao đổi, buôn bán → hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành các thành phố, gọi là thành thị. *Hoạt động ở thành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân (thị dân), họ lập các thương hội, phường hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. * Vai trò:thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển. 4/ Củng cố 1.Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giécman đã lãm gì ? 2. Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu ? 3. Sắp xếp các sự kiện dưới đây cho hợp lí về nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại ? …… một số thợ thủ công mang bán sản phẩm và lập xưởng sản xuất. …… thị trấn xuất hiện. …….Cuối thế kỷ XI, sản phẩm thủ công ngày càng nhiều. …… thành thị xuất hiện. 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà Học bài theo câc hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 5. Nghiên cứu bài mới, xem trước lược đồ hình 5. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TUAN 1 SU7 TIET12014 2015p.doc