Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Yên Thành

 

PHẦN MỞ ĐẦU:

Tiết 1: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử.

Tiết 2: Bài 2; Cách tính thời gian của lịch sử .

Phần I: Phần LS thế giới.

 Tiết 3: Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ.

Tiết 4: Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Đông.

Tiết 5: Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây.

Tiết 6: Bài 6: Văn hoá cổ đại.

Tiết 7: Bài 7: Ôn tập

Tiết 8: làm bài tập lịch sử.

Phần II: Lịch sử Việt Nam.

Tiết 9: Bài 8: Thời kì nguyên thuỷ trên đất nước ta.

Tiết 10: Bài 9: Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.

 Thời đại dựng nước Văn Lang- Âu lạc.

Tiết 11: Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế.

Tiết 12: Kiểm tra viết 1 tiết.

Tiết 13: Bài 11: Những chuyển biến về XH.

Tiết 14: Bài 12: Nước Văn Lang.

Tiết 15: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.

Tiết 16: Bài 14: Nước Âu lạc

Tiết 17: Bài 15: Nước Âu lạc (tiếp)

Tiết 18: Kiểm tra học kì I KÌ II:

 

Tiết 19: Bài 16: ôn tập chương I,II.

 Thời Bắc thuộc.

Tiết 20: Bài 17: Khởi nghĩa Hai Bà trưng (40)

Tiết 21: Bài 18: Trưng Vương và cuộc k/c chống quân xâm lược Hán.

Tiết 22: Bài 19:Từ trưng Vương đến Lí Nam Đế.

Tiết 23: Tiếp theo.

Tiết 24: Làm bài tập sử.

Tiết 25: Làm kiểm tra 1 tiết.

Tiết 26: Bài 21: Khởi nghĩa Lí Bí (1).

Tiết 27: Bài 22: Tiếp theo (2).

Tiết 28: Bài 23; Những cuộc khởi nghĩa lớn các thế kỉ VII- IX.

Tiết 29: Bài 24: Nước Chăm pa.

Tiết 30: ôn tập chương III.

Tiết 31:Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, Dương.

Tiết 32: Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng bạch Đằng.

Tiết 33: Bài 28: ôn tập.

Tiết 34: Kiểm tra học kì II.

Tiết 35: Sử địa phương.

 

doc115 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Yên Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hùn nay được Đảng, nhân dân Việt Nam ta giữ gìn tôn tạo. Hàng năm 10/3 âm lịch nhân dân Việt về đây dỗ tổ thể hiện lòng biết ơn sâu nặng. Hy vọng rằng các em có dịp về thăm quê cha đất tổ để cảm nhận được hồn thiêng sông núi, lòng tự hào về cội nguồn dân tộc Việt Nam ta.
 *Về nhà : Làm bài tập trên VBT in .
 Chuẩn bị bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Tuần 15.
Tiết 15. Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần 
 của người dân Văn Lang
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Về kiến thức
 - Qua bài học giúp HS hiểu rõ thời kì Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, phong phú tuy còn đơn giản.
2. Tư tưởng, tình cảm.
 - Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào về Văn hoá dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy những bản sắc, phong tục tập quán tốt đẹp.
3. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh, hiện vật rút ra nhận xét, đánh giá.
 *Chuẩn bị:
 - Gv nghiên cứu soạn bài, hiện vật phục chế, hình ảnh hoa văn trống đồng, công cụ lao động...Tranh ảnh có liên quan, bảng phụ.
 - Hs đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
B. Nội dung tiến hành.
 * Kiểm tra:
? Những lí do dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
? Thực hành vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích, nhận xét?
 * Bài mới:
 Vào bài: Cư dân Văn Lang sinh sống trên mảnh đất "đầy hoa thơm cỏ lạ". Đời sống vật chất và tinh thần của họ ra sao?
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công nghiệp.
GV cho HS quan sát hiện vật công cụ lao động.
? Gọi tên công cụ, cho biết các công cụ ấy cư dân Văn Lang dùng để làm gì?
GV: Cư dân Văn Lang biết sử dụng lưỡi cày đồng thay thế công cụ đá. Một bước tiến dài trong lao động sản xuất của người Việt.
? Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang còn làm gì?
? Cây lương thực chính của cư dân Văn Lang?
? Nuôi trâu, bòngoài mục đích lấy thịt, sữa cư dân còn dùng với mục đích nào?
? Đánh giá của em về nông nghiệp Văn Lang?
a) Nông nghiệp
- Lưỡi cầy đồng, dao găm, mác
- Dùng để phục vụ làm đất trồng lúa (gieo cấy lúa nước trên đồng ruộng, lúa trên nương rẫy) phục vụ sinh hoạt.
- Cư dân Văn Lang biết trồng rau, hoa quảvà chăn nuôi gia súc trâu bò..
- Lúa là cây lương thực chính.
- Sức kéo, cày ruộng, làm đất trồng cấy
- Nông nghiệp có những bước tiến mới, sản xuất năng suất cao hơn.
b) Thủ công
 Gvgiới thiệu: Vò gốm, giới thiệu lưới chì, cư dân chăn tằm
? Cư dân Văn Lang có những nghề thủ công nào?
(GVgiải thích: chuyên môn hoá bằng p/c lao động chuyên làm một nghề thủ công đến thuần thục)
? Quan sát H36, 37, 38. Cho em biết nghề thủ công nào phát triển nhất bấy giờ?
GV: Miêu tả trống đồng: một mặt, hình ngôi sao bằng mặt trời, xung quanh hoa văn chim bay, người giã gạoGửi gắm ước mơ của cư dân Việt về mùa màng bội thu, thiên nhiên chan hoà với cuộc sống con người.
? Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta thể hiện điều gì? (bên cạnh các trống đồng trên thế giới).
? Truyện "Thánh Gióng" với vũ khí giết giặc của người anh hùnh chứng tỏ nghề luyện kim mới nào xuất hiện.
GV: Với nghề nông và thủ công nghiệp phát triển có tác động đến đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. 
- Họ biết làm gốm, dệt vải, xây dựng nhà, đóng thuyềnđược chuyên môn hoá.
- Luyện kim: ngoài đúc đồng, đúc vũ khí công cụ lao độngTrống đồng (minh khí), thạp đồngTrống đồng là hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang, thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim tinh xảo, chứng tỏ tài năng và trí tuệ của người Việt cổ.
- Đây là thời kì mà đồ đồng và nghề luyện kim phát triển, đạt trình độ cao. Cuộc sống cư dân ổn định, no đủ hơn, trình độ văn hoá của cư dân Văn Lang ngang với thế giới.
- Nghề rèn sắt bắt đầu xuất hiện, sử dụng thuật luyện kim chế tạo vũ khí chiến đấu chống ngoại xâm.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
? Theo em nói đời sống vật chất của con người ta nói đến nét sinh hoạt nào của cuộc sống?
? Dựa vào những hiểu biết và các kiến thức trong SGK em hãy cho biết người Văn Lang họ ăn, ở như thế nào?
? Thức ăn chủ yếu của người Văn Lang là gì?
? Quan sát hình người minh họa trên mặt trống đồng em thử hình dung xem người Văn Lang mặc trang phục như thế nào?
GV: Địa bàn sinh sống của cư dân Văn Lang ven sông nhiều bãi lầy, sông ngòi chằng chịt(Rừng núi hiểm trở)
? Với địa bàn sinh sống như vậy người Văn Lang đi lại giao lưu sinh hoạt bằng phương tiện nào?
? Người dân Văn Lang có nghề trồng lúa nướcCăn cứ vào những hiểu biết này em có suy nghĩ gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
- Cái ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày
- Họ ở nhà mái cong hình mũi thuyền hay mái ngói tròn, làm bằng tre gỗ nứa, lá. có cầu thang lên xuống
- Họ ở thành chiềng, chạ gồm vài chục mái nhà.
- Họ ăn cơm nếp, tẻ có rau, cà cá thịt, dùng mâm, bát, muôi, gia vị(gừng)
* Nam: đóng khố, mình trần, chân đất..
 Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu: cắt ngắn bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam thả sau lưng.
- (Nghe kể từ TTLS) vàNgày lễ họ thích đeo đồ trang sức, phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau
- Họ đi lại bằng thuyền, ngoài ra còn dùng ngựa voi
- Cuộc sống khá hơn, ổn định, đầm ấm.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì đổi mới?
GV: Xã hội Văn Lang chia làm nhiều tầng lớp.
? Căn cứ vào tổ chức bộ máy nhà nước, cho em biết xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào?
GV: Tuy xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp nhưng sự phân biệt xã hội chưa sâu sắc.
? Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì?
GV: Miêu tả những hành động lễ hội (ăn mặc, lễ, ca hát, đua thuyền)
GVmiêu tả trống đồng: Trống đồng hiện vật iêu biẩu của cư dân Văn Lang, biểu tượng cho nền văn minh sông Hồnggiữa mặt trống đồng là ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời
? Em hiểu được ước mơ tình cảm nào của cư dân Văn Lang thể hiện ở tiết họa trống đồng?
GV: Người ta đánh trống để cầu nắng mưa thuận hoàước mơ được mùa nhiều lúa gạo của cư dân trồng lúa nước(trống đồng còn gọi là trống sấm)
- Vua quan (quí tộc là những người có thế lực, giàu có)
- Nông dân tự do: lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội 
- Nô tì: những người hầu hạ trong giai cấp quí tộc.
- Họ tổ chức lễ hội, vui chơi vào màu xuân và những ngày nông nhàn.
HS quan sát tìm hình ảnh và giới thiệu trò chơi: Đua thuyền, săn bắn
- Sử dụng nhạc cụ trống đồng, chiêng, khèn.
- Ước mơ mùa màng bội thu, con người chan hoà với thiên nhiên.
- Tín ngưỡng: thờ các lực lượng tự nhiên như thần núi, thần sông, mặt trời, mặt trăng, tổ tiên
 GV: - Người chết được chôn cẩn thận trong thạp bình, quan tàicó kèm theo công cụ lao động, trang sức quí giá (Họ tin rằng có thế giới bên kia con người chết đi vẫn còn sống ở một thế giới khác lên cần có công cụ lao động, của cải)
 - Người Văn Lang có khiếu thẩm mĩ cao, tình cảm cộng đồng sâu sắc, nhiều phong tục đẹp
 * Tóm lại: 
 Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang hoà quyện trong vẻ đẹp cộng đồng người Việt sâu sắc. Thế giới tâm linh giàu có và đáng trân trọng. Cuộc sống của họ giàu có về tinh thần, ổn định về vật chất.
III. Luyện tập, củng cố:
 ? Nhận xét, đánh giá của em về đời sống và tinh thần của cư dân Văn Lang?
 ? Yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
 + Em hiểu thế nào là tình cảm cộng đồng? ( dựa vào chú thích SGK và nội dung bài học để hiểu bài). 
 + Đời sống tinh thần và vật chất hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng sâu săc trong con người Lạc Việt.
? Sưu tầm những truyện nói về đời sống vật chất - tinh thần của cư dân Văn Lang.
 Về nhà: BTập 1, 2, 3/40 SBT
 Chuẩn bị bài 14: Nước Âu Lạc:
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Ai đứng đầu nhà nước Âu Lạc?
 - So sánh tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?.
Tuần 16
Tiết 16 Bài 14: Nước Âu Lạc
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Về kiến thức: 
 - Giúp HS thấy rõ tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước của cư dân Vịêt Cổ (người Tây Âu và Lạc Vịêt). 
 Quá trình ra đời nước Âu Lạc và An Dương Vương, tổ chức bộ máy nhà nước qui củ hơn.
2. Tư tưởng, tình cảm
 Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, cảnh giác với kẻ thù.
3. Kĩ năng
 Tiếp tục rèn kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.Quan sát, theo dõi tranh ảnh, lược đồ.
 Chuẩn bị: - GV nghieõn cửựu soaùn baứi.
 Hiện vật phụ chế lược đồ Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ.
 - HS traỷ lụứi caõu hoỷi tỡm hieồu baứi...
B. Nội dung tiến hành.
 *. Kiểm tra.
 ? Điểm lại những nét lớn về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
 ? Miêu tả trống đồng? Tại sao cư dân Văn Lang lại tổ chức lễ hội và đánh trống đồng?
 * Bài mới:
 Vào bài: Suốt thế kỉ IV - III TCN, cư dân Văn Lang sống yên bình nhưng ở Phương Bắc giặc Tần mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, xâm lược đất đai của người Lạc Việtcư dân Văn Lang đang sinh sống - họ kháng chiến như thế nào?
1. Cuộc kháng chiến quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
GV: Cuối thế kỉ VII TCN nước Văn Lang không còn được bình yên như xưa, cư dân Văn Lang đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc Tần. Hùng Vương 18 ham vui, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Treo bản đồ thuật. HS quan sát theo dõi.
? Cư dân Tây Âu và Lạc Vịêt đã làm gì trước nạn xâm lấn của quân Tần?
 * Kết quả: Sau 6 năm chiến đấu anh dũng bền bỉ, người Việt đại phá quân Thanh, giết chết hiệu uý Đồ Thư. Nhà Tần phải rút quân về.
? Qua cuộc khởi nghĩa chống quân Tần giúp em hiểu gì về người Tây Âu và người Lạc Việt?
? Vì sao có sự thắng lợi của quân Tần?
- Năm 218 TCN vua Tần sai quân xâm lược xuống phía Nam, chúng chiếm vùng đất Bắc Văn Lang địa bàn cư trú của người Tây Âu và Lạc Việt.
- Thủ lĩnh của người Tây Âu và Lạc Việt lãnh đạo họ kháng chiến chống quân Tần. Ngày ẩn trong rừng đêm tiến đánhquân Tần khốn đốn.
- Họ bầu người tuấn kiệt lên làm chủ tướng đó là Thục Phán.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi.
- Người Tây Âu và Lạc Việt sát cánh bên nhau chiến đấu kiên cường, anh dũng. Họ là người yêu cuoọc soỏng bỡnh yeõn, căm ghét bọn xâm lược, có chung nguyện vọng sống hoà bình độc lập.
- Sự lãnh đạo tài tình của thủ lĩnh Thục Phán. Cđ dũng cảm, đo

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_6_ca_nam_-_hien.doc
Giáo án liên quan