Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 8: Làm bài tập lịch sử - Nguyễn Văn Nguyên
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
- Thông qua các bài tập lịch sử giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về cách tính thời gian, kiến thức phần LS thế giới.
- Hướng dẫn HS cách đọc kênh hình trong SGK.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
GD niềm say mê, yêu thích bộ môn lịch sử.
3- Kĩ năng:
- Biết kĩ năng làm các bài tập lịch sử, trình bày các vấn đề lịch sử.
- Hình thành kĩ năng đọc kênh hình lịch sử.
B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, kênh hình trong SGK.
- Lược đồ các quốc gia cổ đại.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
- Bảng phụ.
Tuần: 8 Ngày soạn: 20 / 10 / 06 Tiết: 8 Ngày dạy: / 10 / 06 Làm bài tập lịch sử a- mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Thông qua các bài tập lịch sử giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về cách tính thời gian, kiến thức phần LS thế giới. - Hướng dẫn HS cách đọc kênh hình trong SGK. 2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ: GD niềm say mê, yêu thích bộ môn lịch sử. 3- Kĩ năng: - Biết kĩ năng làm các bài tập lịch sử, trình bày các vấn đề lịch sử. - Hình thành kĩ năng đọc kênh hình lịch sử. b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học: - Tranh, ảnh, kênh hình trong SGK. - Lược đồ các quốc gia cổ đại. - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS. - Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6. - Bài tập Lịch sử 6. - Bảng phụ. c- Tiến trình tổ chức dạy và học: I- ổn định và tổ chức: II- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình làm bài tập. III- Giới thiệu bài mới: GV khái quát vào bài. IV- Dạy và học bài mới: 1. Cách tính thời gian trong lịch sử. Bài tập Cho các thời gian: năm 179 TCN, năm 40, năm 248, năm 542. a- Hãy xác định các thế kỉ tương ứng. b- Tính khoảng cách thời gian của các sự kiện trên so với năm 2006. - GV hướng dẫn cách làm. - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập. * Kết quả: a- Xác định thế kỉ: - Năm 179 TCN = Thế kỉ II TCN - Năm 40 = Thế kỉ I - Năm 248 = Thế kỉ III - Năm 542 = Thế kỉ VI b- Tính khoảng cách thời gian: - Năm 179 TCN = 2185 năm - Năm 40 = 1966 năm - Năm 248 = 1758 năm - Năm 542 = 1464 năm 2. Hướng dẫn học sinh đọc kênh hình trong sách giáo khoa. a- Cách đọc chung: - Phải nắm được trình tự kênh hình. - Phải nắm được không gian. - Nắm chắc nội dung, sự kiện. - Miêu tả theo trình tự. b- Hướng dẫn HS thực hành kênh hình 8 “ Tranh khắc trên đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN”SGK trang 11. * GV yêu cầu: - Đọc lần lượt từ dưới lên trên. - Đọc từ trái qua phải. - Miêu tả công việc từng người từ đó thấy được nội dung bức tranh. - Đánh giá nội dung bức tranh. * Gọi 3 HS thực hiện. 3. Làm một số bài tập: Bài tập 1 : Dựa vào nội dung bài 4 và 5 trong SGK em hãy hoàn thiện bảng so sánh dưới đây cho phù hợp: Quốc gia cổ đại Nội dung Phương Đông ( Ai Cập, Lưỡng Hà, TQ, ấn Độ) Phương Tây ( Hi Lạp, Rô- ma) Thời gian hình thành Điều kiện tự nhiên nổi bật Ngành kinh tế chính Các tầng lớp trong xã hội Hình thức nhà nước Bài tập 2 : Hãy kết nối thông tin với cột A và cột B sao cho đúng để thấy rõ những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: - GV hướng dẫn cách làm. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân tại lớp. Những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, TQ, ấn Độ ) Những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Tây ( Hi Lạp, Rô- ma) Sáng tạo ra chữ tượng hình Các công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng như đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c Sáng tạo ra hệ chữ số đếm đến 10, tính số Pi= 3,16 Đạt trình độ cao về số học, hình học, thiên văn, vật lívà có nhiều nhà khoa học nổi danh như Ta-lét, Pi-ta-go, Hê-rô-đốt Xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp, thành Ba-bi-lon... Sáng tạo ra Dương lịch V- Củng cố bài học: GV rút kinh nghiệm qua tiết làm bài tập, khái quát lại kiến thức trọng tâm đã học phần lịch sử thế giới. VI- Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm chắc kiến thức trọng tâm đã học phần lịch sử thế giới. - Đọc và chuẩn bị bài 8, tìm hiểu bài theo các câu hỏi cuối bài.
File đính kèm:
- Tiet bo qua .doc