Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 5, Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây.

- ĐKTN của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

- Những đặc điểm về kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô ma cổ đại.

- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giúp HS có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.

3- Kĩ năng:

Bước đầu tập liên hệ ĐKTN với sự phát triển kinh tế.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh các quốc gia cổ đại phương Tây.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 5, Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Ngày soạn: 19 / 9 / 2010
Tiết: 5
Ngày dạy: 23 / 9 / 2010
Bài: 5
Các quốc gia cổ đại phương tây
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- ĐKTN của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
- Những đặc điểm về kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô ma cổ đại.
- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giúp HS có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
3- Kĩ năng:
Bước đầu tập liên hệ ĐKTN với sự phát triển kinh tế.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2 - Kiểm tra bài cũ:
-? Kể tên các quốc gia cổ đại PĐ? Những tầng lớp chính trong XH các quốc gia PĐ cổ đại?
-? Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế?
3 - Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
Sự xuất hiện của Nhà nước không chỉ xảy ra ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất Nhà nước như ở phương Đông mà vị trí đã học ở tiết trước. Hôm nay chúng ta sẽ thấy Nhà nước còn xuất hiện cả ở những nơi khó khăn về điều kiện tự nhiên. Vậy ở đây Nhà nước nảy sinh như thế nào (trong điều kiện tự nhiên nào). Nhà nước cổ đại phương Tây có đặc điểm gì khác Nhà nước cổ đại phương Đông => Bài học mới.
Các quốc gia cổ đại phương tây
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-Hoạt động 2: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại ở phương Tây.
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
-? Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu, thời gian?
GV giới thiệu trên lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây.
-? Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây?
-? So sánh với những ĐKTN của các quốc gia phương Đông?
-? ĐKTN có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?
- HS trả lời.
- PĐ đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp.
- PT đất đai cằn cỗi, nhiều cảng, không thuận lợi cho nông nghiệp.
- Thời gian: Đầu thiên niên kỉ I TCN.
- Địa điểm: Bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a.
- Tên quốc gia: Hi Lạp và Rô ma.
- ĐK tự nhiên: 
+ Thuận lợi cho nghề thủ công.
+ Có những cảng tốt thuận lợi cho thương nghiệp, ngoại thương phát triển.
- Nền tảng kinh tế: Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
-Hoạt động 3: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được xã hội cổ đại Hi Lạp Và Rô Ma về đời sống kinh tế và các tầng lớp xã hội và tổ chức xã hội.
2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô- ma gồm những giai cấp nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? XH cổ đại Hi Lạp, Rô ma bao gồm những giai cấp nào?
-? Tại sao xuất hiện 2 giai cấp đó?
-? Địa vị kinh tế và xã hội của các giai cấp này?
- GV: + Chủ nô giàu có và thế lực chính trị (Có gia đình nuôi vài nghìn nô lệ)
+ Nô lệ: Phần lớn là tù binh bị bắt bán ngoài chợ như súc vật.
-? Tại sao chủ nô thường gọi nô lệ là “ những công cụ biết nói”?
GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2
-? Sự áp bức bóc lột đó khiến nô lệ đã có thái độ và hành động như thế nào với chủ nô?
-? Em hãy kể tên vài cuộc đấu tranh tiêu biểu?
- 2 giai cấp: Chủ nô và nô lệ.
- Do sự PT của kinh tế TCN và thương nghiệp.
- Họ là “công cụ”, là tài sản riêng của chủ nô, không có quyền có gia đình, tài sản; chủ nô có toàn quyền kể cả giết nô lệ.
- KN Xpac-ta-cút (70-71 TCN)
- Chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các trang trại... , rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ. 
- Nô lệ : Với số lượng rất đông , là lực lượng chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối sử rất tàn bạo.
-Hoạt động 4: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được xã hội chiếm hữu nô lệ của nhà nước phương Tây, gia cấp và chế độ xã hội.
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV hướng dẫn HS đọc SGK.
-? Tại sao gọi XH Hi Lạp và Rô-ma là XH CHNL?
GV so sánh với XH phương Đông.
-? Nhà nước phương Tây được tổ chức ntn, nó có khác biệt gì so với các quốc gia phương Đông?
GV giải thích thể chế dân chủ chủ nô hay cộng hoà.
- XH Hi Lạp và Rô-ma có 2 giai cấp cơ bản là: chủ nô và nô lệ.
- Nô lệ là lực lượng lao động chính của xã hội.
 XH chiếm hữu nô lệ.
- Chế độ chính trị:
+ Nhà nước do dân tự do cùng quí tộc bầu ra.
+ Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị.
+ Thể chế dân chủ chủ nô hay cộng hoà.
4. Củng cố bài học:
-? Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây? 
-? Nêu những đặc trưng cơ bản về kinh tế, xã hội phương Tây? 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 sách bài tập trang 15.
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc thời gian, vị trí, ĐKTN, nền tảng KT, thể chế nhà nước các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Đọc và chuẩn bị bài 6 tìm hiểu các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.
- Sưu tầm tranh ảnh các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.

File đính kèm:

  • docTiet 5.doc