Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 32: Vài nét về các ngành nghề truyền thống ở Hải Dương
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
Nắm được vài nét về các ngành nghề truyền thống ở Hải Dương.
2- Kĩ năng:
- Phân tích mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc giai đoạn từ thế kỉ XI X trở về trước.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Cuốn lịch sử Hải Dương - 2000.
- Các tư liệu lịch sử giai đoạn này.
- Tài liệu và phương tiện liên quan.
C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định và tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những nét chính về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, chống áp bức của nhân dân Hải Dương trong các thời kì lịch sử?
Tuần: 32 Ngày soạn: 10 / 04 / 2011 Tiết: 32 Ngày dạy: 19 / 04 / 2011 Khái quát lịch sử – văn hoá tỉnh hải dương từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Vài nét về các ngành nghề Truyền thống ở hải dương. a- mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Nắm được vài nét về các ngành nghề truyền thống ở Hải Dương. 2- Kĩ năng: - Phân tích mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc giai đoạn từ thế kỉ XI X trở về trước. 3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương. b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học: - Cuốn lịch sử Hải Dương - 2000. - Các tư liệu lịch sử giai đoạn này. - Tài liệu và phương tiện liên quan... c- Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định và tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những nét chính về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, chống áp bức của nhân dân Hải Dương trong các thời kì lịch sử? 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Ghi bảng Gv: Nêu khái quát về các nghề truyền thống ở Hải Dương. ? ở những huyện nào có Nghề mộc, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá ? - Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó các em liệt kê các làng nghề thủ công ở Hải Dương. - Giáo viên sắp xếp theo từng vấn đề để học sinh tìm hiểu. ? Huyện Thanh Miện của chúng ta có nghề gì?ở làng nào? ? Ngoài Thanh Miện còn những huyện nào có nghề dệt, thêu ren? ? Nghề đóng giày dép, nghề vàng bạc ở những huyện nào? ? Nghề làm gạch ngói, đồ gốm, sành sứ xuất hiện ở đâu? ? ở làng xã em có các nghề thủ công gì? GV: cho hs thảo luận. 1- Nghề mộc, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá: - Làng Cúc Bồ (Ninh Giang) có nghề làm đình nổi tiếng với truyền thống hơn 400 năm. - ở Đông Giao (Cẩm Giàng) có nghề chạm khắc gỗ từ thời Lê. - Hồng Lục, Liễu Tràng (Gia Lộc) có nghề khắc bản gỗ in sách từ thế kỉ XV. Ông tổ của nghề này là thám hoa Lương Như Hộc . Năm 1697 thơ Liễu Tràng vâng lệch triều đình khắc in bộ “ Đại Việt sử ký toàn thư” - ổ Kính Chủ (Kinh Môn) có nghề chạm khắc đá từ lâu đời ( khoảng từ thế kỷ XV) và phát triển liên tục đến ngày nay. 2- Nghề dệt vải lụa, thêu ren: - Dệt lụa ở làng Thông (Thanh Miện). - Dệt vải ở Mao Điền (Cẩm Giàng). - Làng Phú Khê (Bình Giang) có nghề làm chỉ. - Làng Đan Loan (Bình Giang) chuyên nhuộm vải. - Nghề thêu ở Xuân Nẻo (Hưng Đạo- Tứ Kỳ) có từ năm 1928. 3- Nghề đóng giày dép, nghề vàng bạc: - Đóng giày dép ở Tam lâm ( gồm 3 làng: Phong Lâm , Văn Lâm, Trúc Lâm) xã Hoàng Diệu - Gia Lộc. - Nghề vàng Bạc ở Châu Khê (Bình Giang). à Hai nghề này người Hải Dương có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng nên Hà Nội 36 phố phường. 4- Nghề làm gạch ngói, đồ gốm, sành sứ: - Làm gạch ra đời sớm (thế kỉ XII- XIV) phát hiện ở Đền kiếp Bạc, Chùa Côn Sơn. - Đồ gốm nổi tiếng ở làng Quao ( Phú điến - Nam Sách); - Làng Cậy (Long Xuyên- Bình Giang), Tiêu biểu nhất là gốm Chu Đậu (Thái Tân – Nam Sách) nổi tiếng trong nước và thế giới 5- Một số nghề thủ công khác: - Nghề làm bánh đậu xanh ở Thành Phố Hải Dương. - Bánh gai ở Ninh Giang. - Nấu rượu Phú Lộc – huyện Cẩm giàng - Làm bún ở Đông Cận- Gia Lộc - HS thảo luận và đưa ra kết quả. 4. Củng cố bài học: ? Nêu khái quát về các nghề truyền thống ở Hải Dương? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi . - Chuẩn bị tiết sau: tìm hiểu về cuộc đấu tranh chống Pháp đô hộ ở Hải Dương trước năm 1930..
File đính kèm:
- Tiet 32.doc