Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Lê Thị Phương
1. MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:
a. Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ Người tối cổ thành Người tinh khôn.
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của Người nguyên thủy.
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
b. Kĩ năng:
Bư¬ớc đầu rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.
c. Thái độ:
Qua bài học, học sinh hiểu được vai trò quan trọng của lao động trongviệc chuyển biến từ vư¬ợn thành người, nhờ quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội loài người ngày càng phát triển.
2. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, tranh ảnh liên quan.
b. HS: Học bài và chuẩn bị bài, SGK.
Giáo án Lịch sử 6- GV Lê Thị Phương- THCS Sốp Cộp Ngày soạn:28/8/2010 Ngày giảng: 6a:../.../2010 6b:.../.../2010 6c:.../.../2010 Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI Tiết 3- Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ 1. MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể: a. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: - Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ Người tối cổ thành Người tinh khôn. - Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của Người nguyên thủy. - Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã. b. Kĩ năng: Bước đầu rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết. c. Thái độ: Qua bài học, học sinh hiểu được vai trò quan trọng của lao động trongviệc chuyển biến từ vượn thành người, nhờ quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội loài người ngày càng phát triển. 2. CHUẨN BỊ: a. GV: Giáo án, tranh ảnh liên quan. b. HS: Học bài và chuẩn bị bài, SGK. 3.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: a. Kiểm tra bài cũ (5'): * Câu hỏi: Em hãy đọc và cho biết những năm sau đây thuộc thế kỉ nào? 938, 1418, 1789, 1858. * Đáp án: 938: Thế kỉ X. 1418: Thế kỉ XV. 1789: Thế kỉ XVIII. 1858: Thế kỉ XI X. b. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Xã hội nguyên thuỷ là những trang sử đầu tiên về xã hội loài người. Sự tiến hoá đó là một quá trình lâu dài. Vậy con người đã xuất hiện như thế nào, sinh sống ra sao? Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Yêu cầu HS đọc phần 1/sgk/8+9 ? Cách đây mấy chục triệu năm trên Trái Đất có loài động vật nào sinh sống? GV: Vượn cổ là loài vượn có dáng hình người, sống cách đây khoảng 5-15 triệu năm. Loài vượn này là kết quả của quá trình tiến hoá từ động vật bậc cao. ? Vậy quá trình biến thành người tối cổ như thế nào? GV: Cách đây 6 triệu năm, 1 loài vượn cổ đã có thể đứng, đi bằng 2 chân dùng hai tay để cầm nắm hoa quả, lá và động vật nhỏ. ? Hài cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? GV: Họ đi bằng 2 chân. Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn. GV: Chốt: GV: Cho HS quan sát H3, 4 và tranh minh hoạ đời sống của người nguyên thuỷ. ? Người tối cổ sống như thế nào? ? Họ sống bằng cách nào? ? Phương tiện để họ kiếm sống là gì? GV: Bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ xát đá. ? Việc phát minh ra lửa nó có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? GV: Liên hệ ý nghĩa của lửa đối với đời sống của con người hiện nay. ? Vậy, em có nhận xét chung gì về đời sống của người tối cổ? ? Tuy nhiên bầy người khác bầy động vật ở chỗ nào? GV: Chốt: GV: Chuyển: ? Em hãy cho biết thời gian xuất hiện người tinh khôn? GV: Chốt: GV: Hướng dẫn HS xem hình 5 SGK/9 ? Em hãy so sánh đặc điểm của người tối cổ và người tinh khôn? GV : Tổng hợp ý kiến của từng nhóm để so sánh: GV :kết luận: + Người tối cổ: + Người tinh khôn: - Đứng thẳng - Đứng thẳng - Đôi tay tự do - Đôi tay khéo léo hơn - Trán thấp, hơi bợt - Xương cốt nhỏ hơn ra đằng sau - Hộp sọ và thể tích - U lông mày nổi cao não phát triển hơn - Hàm bạnh ra, nhô về - Trán cao, mặt phẳng phía trước - Cơ thể gọn, linh hoạt - Hộp sọ lớn hơn vượn hơn - Trên người còn 1 - Trên người không lớp lông mỏng. còn lớp lông mỏng -> Xuất hiện những màu da khác nhau: trắng, vàng, đen; -> Hình thành 3 chủng tộc lớn của loài người. ? Người tinh khôn sống như thế nào? ? Thị tộc sống như thế nào? ? Họ làm gì để sinh sống? GV: chốt: GV: Cho HS quan sát một số đồ trang sức đã được phục chế và H6/sgk/10. ? Vậy, em có nhận xét gì về đời sống của người tinh khôn? ? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện người tinh khôn? GV: Chuyển: GV: cho HS xem công cụ bằng đá đã được phục chế công cụ lao động của người tối cổ. ? Đó là những mảnh tước như thế nào? GV: kết luận: Trước kia, con người chỉ biết một thứ nguyên liệu duy nhất để làm công cụ là đá. Tuy được cải tiến nhưng không đem lại năng xuất lao động cao được. ? Sau đó, con người phát hiện ra điều gì? GV: Cho tới khoảng thiên niên kỉ thứ IV T.C.N, con người đã phát hiện ra đồng nguyên chất. Đồng nguyên chất rất mềm, nên chủ yếu họ dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và trì cho đồng cứng hơn gọi nlà đồng thau, người ta đã đúc ra các loại rìu, thương, giáo, lao, mũi tên, trống đồng Sau đó GV hướng dẫn học sinh (xem hình 7 SGK). GV giải thích thêm: - Người tinh khôn xuất hiện cách nay 4 vạn năm, Cách đây khoảng 6000 năm, người tinh khôn đã phát hiện ra kim loại để chế tạo ra công cụ lao động bằng kim khí làm cho năng suất lao động tăng hơn nhiều ? Việc phát hiện ra công cụ lao động bằng kim loại có tác dụng gì? ? Công cụ bằng kim loại xuất hiện, con người đã làm gì? ? Nhờ công cụ kim loại, sản phẩm xã hội như thế nào? ? Khi sản phẩm dư thừa, thì tình hình xã hội như thế nào? GV: Chốt: GV: kết luận: 1. Con người đã xuất hiện như thế nào?(15'). * HS: Vượn cổ * HS: Trong quá trình kiếm thức ăn, loài vượn này đã dần biết đi bằng hai chi sau, hai chi trước để cầm nắm và sự dụng công cụ lao động. * HS: Miền đông Châu Phi, đảo Gia-va (Inđônê xi a), Bắc Kinh (Trung Quốc ) - Cách đây khoảng 3- 4 triệu năm vượn cổ biến thành người tối cổ. * HS quan sát: * HS: Sống theo từng bầy khoảng vài chục người. * HS: Dựa vào sgk để trả lời * HS: Ghè đẽo đá làm công cụ và dùng lửa để nướng chín thức ăn, săn đuổi thú dữ. * HS: Thảo luận và trả lời. ( Là một phát minh mới, tiến bộ có ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người) * HS: Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. * HS: Bầy người có tổ chức có người đứng đầu. - Cuộc sống của Người tối cổ: +Sống thành từng bầy (vài chục người). + Sống bằng hái lượm và săn bắt. + Sống trong các hang động hoặc những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá khô. - Công cụ lao động: + Những những mảnh tước đá, ghè đẽo thô sơ. + Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn. -> Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên. 2. Người tinh khôn sống như thế nào?(10'). * HS: Người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây, đã tìm được hầu hết ở các châu lục. - Có niên đại sớm nhất cách đây 4 vạn năm. * HS quan sát: * HS: Thảo luận nhóm-> Đại diện nhóm trả lời * HS: Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau-> Thị tộc - Họ sống theo Thị tộc. * HS: Làm chung, ăn chung, giúp đỡ nhau trong mọi công việc. * HS: Trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm - Trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm * HS quan sát: * HS: Đời sống của người Tinh khôn ổn định hơn, vui hơn. -> Đời sống của người Tinh khôn ổn định hơn, vui hơn. * HS: Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ 2 của con người: 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?(10'). * HS quan sát: * HS: Đó là những mảnh tước đá hoặc đã được ghè đẽo thô sơ. * HS: Kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động. * HS quan sát và nhận xét: - Đó là những công cụ bằng đồng, dao, liềm, lưỡi rìu đồng, mũi tên đồng, đồ trang sức bằng đồng. * HS: Dựa vào sgk * HS trả lời: Khai hoang, xẻ gỗ làm thuyền, xẻ đá làm nhà * HS trả lời: Dư thừa. * HS: + Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt 1 phần của cải dư thừa. + Xã hội xuất hiện tư hữu. + Có phân hóa giàu nghèo. + Những người trong thị tộc không thể làm chung, ăn chung. -> Xã hội nguyên thuỷ tan rã. - Khoảng 4000 năm T.C.N con người phát hiện ra kim loại. - Nhờ công cụ kim loại: + Sản xuất phát triển. + Sản phẩm con người tạo ra đã đủ ăn và có dư thừa. + Phân biệt kẻ giàu, người nghèo. -> Xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện. c) Củng cố, luyện tập (3'). GV gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài: 1. Bầy người nguyên thủy sống như thế nào? 2. Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? 3. Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào? ( * HD: Dựa vào nội dung các phần đã học để trả lời) d) Hướng dẫn HS học ở nhà(2'). 1. Các em học theo các câu hỏi trong SGK. 2. Sau khi học bài, các em cần so sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. 3. Sự xuất hiện tư hữu, sự xuất hiện giai cấp đã diễn ra như thế nào? 4. Các em cần hiểu rõ sơ đồ cuối bài. Chuẩn bị bài: Các quốc gia cổ đại phương Đông.
File đính kèm:
- Su 6(1).doc