Giáo án lịch sử 6 Tiết 28- Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ vii- ix
I/ Mục tiêu bài học:
1/ K.thức: Từ thế kỉ VII nước ta bị thế lực PK nhà Đường thống trị. Nhà Đường chia lại các khu vực hành chính, sắp đặt lại bộ máy cai trị để xiết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hoá, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
- Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
2/ Kỹ năng: Biết phân tích và đánh giá công lao của những nhân vật lịch sử, tiếp tục rèn kỹ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
3/ Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì đọc lập của Tổ Quốc. Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước.
IIChuẩn bị :
1. Thầy: Lược đồ nước ta thời nhà Đường thế kỉ VII- IX. Bản đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
-2.Trò: Vẽ lược đồ H 48, 49. Nắm vững kênh chữ, tập điền kí hiệu bản đồ.
Tuần 28 - Tiết 28 Ngày soạn:04/03/2014 Bài 23 NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII- IX I/ Mục tiêu bài học: 1/ K.thức: Từ thế kỉ VII nước ta bị thế lực PK nhà Đường thống trị. Nhà Đường chia lại các khu vực hành chính, sắp đặt lại bộ máy cai trị để xiết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hoá, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy. - Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. 2/ Kỹ năng: Biết phân tích và đánh giá công lao của những nhân vật lịch sử, tiếp tục rèn kỹ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử. 3/ Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì đọc lập của Tổ Quốc. Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước. IIChuẩn bị : 1. Thầy: Lược đồ nước ta thời nhà Đường thế kỉ VII- IX. Bản đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. -2.Trò: Vẽ lược đồ H 48, 49. Nắm vững kênh chữ, tập điền kí hiệu bản đồ. III/ TiÕn tr×nh bài giảng : 1. Ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra đầu giờ(5’) ? Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?. Kiểm tra việc vẽ lược đồ của HS. * Đáp án: Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến . Cuộc kháng chiến giằng co kéo dài đến năm 550 nhà Lương có loạn. Trần Bá Tiên về nước . Triệu Quang Phục chớp cơ hội phản công . Kháng chién thắng lợi 3. Bài mới. Nêu vấn đề ( 1 phút ): Đến thế kỉ VII nhà Đường thống trị nước ta, chúng xiết chặt hơn chế độ cai trị tàn bạo, thẳng tay bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Dưới ách thống trị của nhà Đường trong suốt 3 thế kỉ, nhân dân ta ko ngừng nổi dậy đấu tranh chống bọn đô hộ, đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Đây là những cuộc nổi dậy lớn, tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đó chính là nội dung bài học hôm nay. * Hoạt động 1 ( 10 phút ): - GV giảng theo SGK – chỉ bản đồ. ? Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang con đường từ Tống Bình sang TQ và đến các quận huyện.? ( Nhà Đường coi An Nam đô hộ phủ là 1 trong trấn, để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường cho xây dựng, đắp luỹ, tăng cường quân chiếm đóng, sửa đường.. ? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?. ( Siết chặt ách đô hộ tàn bạo, cai trị trực tiếp đến huyện, đồng thời củng cố thành, làm đường giao thông …để có thể mau chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta..) ? Gọi HS đọc : “ Ngoài thuế…..nộp cống”. ? Nhà Đường bóc lột nhân dân ta ntn. - GV mở rộng: Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm vàng bạc, ngọc trai, đồi mồi…đối mặt với bao nguy hiểm cả tính mạng. Chúng thống trị vơ vét đến tận cùng tài nguyên của đất nước ta. Việc phải gánh quả vải từ nước ta đến Trường An là một công việc đầy gian khổ. Cho HS thảo luận nhóm(3’) ? Theo em, chíng sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước. ( Chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền trực tiếp đến huyện, bóc lột dân ta bằng các hình thức tô thuế, cống nạp rất nặng nề…-> nhân dân nổi dậy.) * Hoạt động 2:(12 phút ) - GV giới thiệu sơ lược về Mai Thúc Loan theo SGK. - GV trình bày: Bấy giờ là mùa vải, bọn thống trị bắt nhân dân ta cống nạp và đi phu để gánh vải sang cống cho nhà Đường. Một ngày đầu hè oi ả, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu gánh vải đi cống nạp, đường xa, nắng gắt, càng mệt mỏi lònh người càng oán giận quân đô hộ, Mâi Thúc Loan hô hào mọi người ko đi nữa mà trở về chuẩn bị khởi nghĩa chống bọn đô hộ, mọi người đồng lòng nghe theo… ? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa. ( Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường với nhân dân ta , đẩy họ đến chỗ sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ…) - GV trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. - GVKL: Do sự bóc lột tàn bạo của nhà Đường, dưới sự lãnh đạo của MTL, nhân dân nổi dậy đấu tranh. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại song thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, phấn đấu ko mệt mỏi để giành độc lập cho DT. * Hoạt động 3: ( 12 phút ) - GV giới thiệu qua về Phùng Hưng theo SGK…mến phục. - GV mở rộng: Năm 776 vua Đường cử cao Chính Bình sang làm đô hộ An Nam, đây là viên quan khét tiếng bạo ngược, tham lam và tàn ác, đánh thuế rất nặng nề để vơ vét tiền bạc của nhân dân ta…. ?Anh em Phung Hưng nổi dậy khởi nghĩa vào năm nao? ? Vì sao khởi nghĩa được mọi người hưởng ứng. ( Chính sách bóc lột của nhà Đường, nhân dân oán hận bọn đô hộ). ? Cuộc khởi nghĩa đem lại kết quả ntn. - GV cho HS quan sát H 50 -> liên hệ. - GVKL: Dưới sự lãnh đạo của Phùng Hưng, nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước gần 9 năm, lịch sử gọi đó là “nền tự chủ mong manh”. - GVCC bài: Từ thế kỷ VII nhà Đường thống trị nước ta, chúng chia lại khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị, nhân dân nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa MTL và Phùng Hưng… 1/ Dưới ách đo hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi. - Năm 618 nhà Đường thành lập và đô hộ nước ta.Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành 12 châu, các châu huyên do người TrungQuốc cai trị. - Trụ sở của phủ đặt ở Tống Bình (HN). - Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ từ Tống Bình sang Trung Quốc và đến các quận huyện và dựng thêm thành, đắp thêm luỹ để dễ bề cai trị. - Chính sách bóc lột: Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt nhân dân phải cống nạp các thứ quý, nhất là quả vải. 2/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). * Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường. * Diễn biến: - Ta: Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, nhân dân ái Châu, Diễm Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi. - Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp . * Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận 3/ Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776- 791). * Diễn biến: Khoảng năm 776 anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì Hà Tây), được nhân dân hưởng ứng và giành quyền làm chủ vùng đất của mình. - Sau đó Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình và đã chiếm được thành. - Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. - Năm 791 nhà Đường sang đàn áp, Phùng Hưng ra hàng. * Kết quả: giành quyền làm chủ trong 9 năm. 4.Củng cố ,dặn dò: (5’) ? Chính sách của nhà Đường tàn bạo như tế nào?. ? Vì sao nhân dân ta biết ơn Mai Thúc Loan và Phùng Hưng? BT: Chính sách bóc lột của nhà đường có gì khác trước: Đặt nhiều thứ thuế Bắt cống nạp nhiều sản vật hơn Nộp cống vải quả Cả ba ý trên đều đúng Học bài theo câu hỏi SGK . Đọc trước bài mới .Chuẩn bị câu hỏi;Nước Chăm Pa ra đồi trong hoàn cảnh nào/ Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................... Ký duyệt tuần 28 Ngày:
File đính kèm:
- Tiết 28.doc