Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 24, Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

- Cuộc khởi nghĩa tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện thuộc Giao Châu.

- Việc Lý Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Sau hơn 600 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị, đồng hoá, cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân ra đời đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.

3- Kĩ năng:

- Biết xác điịnh nguyên nhân của các sự kiện lịch sử.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử và sử dụng bản đồ.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí”

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 24, Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Ngày soạn: 13 / 02 / 2011
Tiết: 24
Ngày dạy: 15 / 02 / 2011
Bài: 21
Khởi nghĩa lý bí. Nước vạn xuân
( 542 - 602 )
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
- Cuộc khởi nghĩa tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện thuộc Giao Châu.
- Việc Lý Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Sau hơn 600 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị, đồng hoá, cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân ra đời đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.
3- Kĩ năng:
- Biết xác điịnh nguyên nhân của các sự kiện lịch sử.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử và sử dụng bản đồ.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí”
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Những nét mới về văn hoá nớc ta các thế kỉ I- VI là gì?
-? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
* Giới thiệu bài mới:
Dưới ách thống trị của nhà Lương, nhân dân ta quyết tâm không cam chịu cuộc sống nô lệ, nổi dậy khởi nghĩa. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
1- Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV: Năm 502, nhà Tề đổ, nhà Lương thành lập. Từ đó nhà Lương đô hộ nước ta.
- GV sử dụng lược đô KN Lý Bí trình bày: Chính quyền đô hộ chia nước ta thành: Giao Châu, ái Châu.
-? Nhà Hán chia nước ta thành mấy quận?
-? Nhà Lương chia nhỏ nước ta nhằm mục đích gì?
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn chữ in nhỏ.
-? Nhà Lương có thái độ như thế nào đối với nhân dân ta?
-? Bên cạnh việc sắp đặt lại khu vực hành chính, tổ chức quan lại cai trị, nhà Lương còn đô hộ nước ta ở những mặt nào?
-? Em có nhận xét gì về các thứ thuế mà nhà Lương đặt ra?
-? Vì sao nói nhà Lương siết chặt ách đô hộ?
- GV: Chính sách cai trị “tàn bạo mất lòng dân” chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
- Chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
- Dễ bề cai trị.
- HS đọc SGK.
- Phân biệt đối xử với nhân dân ta.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế: cây dâu cao 1 thước phải nộp thuế, bán vợ, đợ con cũng phải nộp thuế.
- Tàn bạo, vô lí.
- HS trả lời:
+ Hàng chính.
+ Sắp đặt quan lại.
+ Kinh tế.
a, Về hành chính:
- Chia nước ta thành 6 châu.
+,ái châu ( Thanh Hoá)
+,Đức châu, Lợi châu, Minh châu (Nghệ - Tĩnh).
+,Hoàng châu (Quảng Ninh).
b, Chủ trương:
- Sắp đặt lại bộ máy quan lại, thi hành chính sách phân biệt đối xử, không cho người Việt giữ các chức vụ quan trọng.
- Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị.
- Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuếchính sách tàn bạo mất lòng dân.
 2- Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 1
-? Em hãy giới thiệu vài nét về Lý Bí?
GV: nhạn xét và khái quát vài nét về Lý Bí.
- GV sử dụng lược đồ vừa tường thuật diễn biến vừa gắn mũi tên có kem theo thời gian tương ứng.
+ Mùa xuân 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa (gắn mũi tên + mốc thời gian 542)
+ Hào kiệt khắp nơi kéo về.
- GV sử dụng lược đồ giảng tiếp:
+ Trong vòng chưa đầy 3 tháng.
+ Tháng 4/ 542 (gắn mũi tên + mốc thời gian 4/ 542)
+ Đầu năm 543 (gắn mũi tên + mốc thời gian 543)
-? Em có nhận xét gì về cách đánh của quân khởi nghĩa trong 2 lần quân Lương tấn công nước ta?
- GV phát phiếu học tập in lược đồ câm KH Lý Bí. Yêu cầu HS hình dung lại diễn biến và vẽ mũi tên.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng điền kí hiệu và trình bày diễn biến.
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn cuối.
-? Sau khi giành độc lập Lý Bí đã có những việc làm như thế nào?
-? Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân cho thấy mong ước gì của Lý Nam Đế?
- GV: Nhà nước Vạn Xuân ra đời đánh dấu thắng lợi của cuộc KN mà Lý Bí là người lãnh đạo. Khẳng định được chủ quyền dân tộc. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giành ĐLDT không dừng lại ở đây bởi dã tâm xâm lược của kẻ thù.
- HS đọc SGK.
- HS trả lời như SGK.
- HS theo dõi lược đồ.
- Cả 2 làn quân KN đều chủ động tiến công, đón đánhgây cho chúng tổn thất nặng nề.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
* Khởi nghĩa Lý Bí:
- Lãnh đạo: Lý Bí (Lí Bôn) quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây – nay thuộc Hà Nội). Được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (Nam Nghệ an – Hà Tĩnh). Do căm nghét bọn đô hộ nên ông đã từ quan về quê ngấm ngầm chuẩn bị kháng chiến. 
- Năm 542 khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng(như Triệu Túc, Phạm Tu,Tinh Thiều). Chưa đầy 3 tháng nghia quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
- Diễn biến:
+ Tháng 4 năm 542 và đầu 543 nhà Lương 2 lần kéo quân sang đàn áp.
+ Nghĩa quân chủ động tiến đánh quân ddich và giành thắng lợi.
* Nước Vạn Xuân:
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế):
+ Đặt tên nước là Vạn Xuân.
+ Đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với ban văn , võ.
 + Đặt niên hiệu là Thiên Đức.
* Kết quả và ý nghĩa :
- Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần , ý chí độc lập.
* Củng cố bài học:
-? Vì sao cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ?
-? Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Đọc và chuẩn bị bài 22 tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 24.doc