Kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Lịch sử - Năm hộc 2014-2015 - Trường PTDTBT THCS Bảo Nam

 Câu 1 ( 4 điểm).

Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí ? Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

 Câu 2 (4 điểm).

a, Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào? Nêu các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra?

b, Anh( chị ) hãy cho biết tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại học lực của học sinh THCS cuối học kỳ và cuối năm học theo thông tư 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011?

 Vận dụng: Học sinh A có điểm trung bình các môn cả năm như sau:

Toán Văn Lý Hoá Sinh Địa Sử Anh CN GDCD MT AN TD

8.9 7.9 8.7 8,4 8.6 9,0 8,5 8,1 8,3 7,9 Đ Đ CĐ

 Xếp loại học lực cả năm của học sinh A ? Vì sao?

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Lịch sử - Năm hộc 2014-2015 - Trường PTDTBT THCS Bảo Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; 
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề 
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ..... tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ?
 b. Tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại học lực của học sinh THCS cuối học kỳ và cuối năm học theo thông tư 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011: (1,0đ)
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:               
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên thì phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên; 
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0 ;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; 
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 ;
 c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0 .
5. Loại kém: các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặcĐTBcnđạt mức của từng loại qui định tại các khoản 1, 2 nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức qui định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: 
 a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) ) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loạiY thì được điều chỉnh xếp loại Tb
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
 Vận dụng: xếp loại học lực cả năm xếp loại trung bình. 	(1,0đ)
Vì: theo Điều 13 Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học: “Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: .
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
Học sinh A ĐTBcn đạt mức loại G (8,4 đ) nhưng do kết quả của một môn TD xếp loại chưa đạt nên phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình.
II. Phần dạy học bộ môn: 
Câu 1: (4 điểm)
Nêu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Anh (Chị) hãy minh họa một bài giảng cụ thể có dạy học phương pháp trên.
* Các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Nhìn  chung,PPDH Lịch  sử  bao  gồm: PP Thông  tin  tái  hiện; PP
Nhận  thức  lịch sử; PP Tìm  tòi nghiên cứu. Ngoài ra,  tích hợp  trong các
phương pháp đó, còn kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, các hoạt động
ngoài  giờ  (Tham  quan,  thực  tế...).  Phương  pháp  phát  vấn  nêu  vấn  đề,
phương  pháp  trình  bày  miệng... ( 1 điểm )
 * Một số hình thức tổ chức dạy học của trường
4.1. Hình thức tổ chức dạy học trên lớp:
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình chính khóa. Để tạo điều kiện cho học sinh nắm bài kĩ, dễ hiểu; để có được những tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, ngoài tài liệu tham khảo và các hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, GV đã sưu  tầm thêm các tư liệu như các hình ảnh, các thước phim tài liệu nhằm minh họa cụ thể cho các tiết học. ( 1điểm )
4.2. Hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa
 Nhà trường đã tổ chức khá nhiều chương trình ngoại khóa nhằm giúp HS tìm hiểu lịch sử địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, rèn ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử tốt đẹp của dân tộc.
a. Giáo dục lịch sử địa phương:
Ngay từ năm học đầu tiên, các em HS đã được tham quan Đền Phu Nhạ Thầu, viết bài thu hoạch bày tỏ cảm tưởng của mình sau buổi tham quan. Nhiều bài thu hoạch của các em sau chuyến tham quan đã thể hiện rõ những cảm xúc mà các em đã cảm nhận được về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. ( 1 điểm )
b. Giáo dục đạo đức, hình thành giá trị thẩm mĩ, thế giới quan khoa học cho học sinh
 Nhận thức được: Môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông có vị trí rất quan trọng trong việc đào tạo con người. Là một môn khoa học, lịch sử có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện. Môn lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học, cho học sinh. Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vì, lịch sử chính là “người thầy của cuộc sống”; giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ bao đời nay.
Chính vì vậy, nhà trường rất chú trọng đến vấn đề này và thông qua nhiều hoạt động để giáo dục các em: ( 1điểm )
Câu 2 ( 8 điểm ): Anh (Chị) hãy trình bày những nộ dung giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng qua chương trình lịch sử ở trường THCS. Nêu dẫn chứng một bài lịch sử qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
- Giáo dục niềm tin, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa: 
+ Sự phát triển của xã hội loài người và dân tộc, làm cơ sở để rút ra những kết luận khoa học về các qui luật phát triển của xã hội, những bài học kinh nghiệm lịch sử bổ ích. Giúp cho học sinh nhận thức đúng con đường mà loài người và dân tộc đã trải qua, từ lúc xuất hiện đến nay.
 + Giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh nhận thấy một cách cụ thể sự ra đời hưng thịnh và suy vong của mỗi chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử. Sự thay thế hợp qui luật của chế độ xã hội sau cao hơn và tiến bộ hơn xã hội trước đã lỗi thời, ngăn cản sự phát triển lịch sử. Trên cơ sở ấy bộ môn lịch sử góp phần tích cực vào việc giáo dục niềm tin vững chắc ở sự phát triển của dân tộc trong xây dựng đất nước, ở sự đúng đắn và thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã tự nguyện lựa chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
+ Trang bị cho học sinh niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng trên cơ sở những tri thức lịch sử của các quá trình. Giúp cho học sinh có thái độ và hành động đúng trong cuộc sống hiện tại, trong thời kì có nhiều chuyển biến sâu sắc trên thế giới. ( 1 điểm )
- Giáo dục truyền thống dân tộc
+ Bộ môn lịch sử ở trường THCS có khả năng giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trên cơ sở trí thức lịch sử cơ bản, các quá trìnhlàm cho học sinh hiểu rằng trong lao động xây dựng những truyền thống đẹp đẽ về yêu nước thương đồng bào, trọng nhân nghĩa, quý lao động, anh hùng, dũng cảmGiáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc, tinh hoa của nhân loại.
Cụ thể: được áp dụng trong các bài lịch sử Việt Nam từ lớp 6 đến lớp 9:
+ Ở mỗi thời đại, những nét chung của truyền thống dân tộc, của lòng yêu nước được hun đúc qua nhiều thế kỉ, cũng có những nét riêng biệt . Vì vậy khi giảng dạy các quá trình lịch sử giáo viên cần cho học sinh hiểu được những biểu hiện cụ thể của truyền thống yêu nước ở mỗi thời kì.
+ Tóm lại, môn lịch sử ở trường THCS có ưu thế và sở trường trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, được biểu hiện trên mọi lĩnh vực (kinh tế, quân sự, văn hóa). Ngày nay sau khi cả nước được hoàn toàn giải phóng, được thống nhất. Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (1điểm)       
- Giáo dục lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân
+ Phải cho học sinh hiểu rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, các quá trình lịch sử góp phần giáo dục lòng kính yêu đối với nhân dân lao động chống những quan điểm thái độ sai lầm coi thường quần chúng, sùng bái cá nhân, nhận thức đúng bài học kinh nghiệm: “ lấy dân làm gốc” mà Đảng ta đã tổng kết. Học sinh thấy được vai trò của quần chúng nhân dân: Trong lao động sản xuất ( chế tạo, cải tiến công cụ lao động và cải tạo, chinh phục điều kiện tự nhiên, phát triển khoa học kĩ thuật, xây dựng văn học, nghệ thuật, sáng tạo mọi giá trị tinh thần khác). Trong đấu tranh cách mạng, trong đời sống chính trị, xã hội (các cuộc đấu tranh chống giai cấp thống trị, các cuộc cách mạng, các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc giành độc lập dân tộc,việc quản lí và xây dựng Nhà nước của mình) ( 2 điểm )
- Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên với những người có công với tổ quốc.
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin trong quá trình lịch sử ở trường THCS, học sinh được giới thiệu những nhân vật tiêu biểu của mỗi thời đại. Những nhân vật này gồm các loại như sau:
     Những nhân vật gắn liền với một thời đại lịch sử tiêu biểu cho giai cấp thống trị, hoặc cho một sự kiện lớn: Ví dụ: Trong lịch sử cổ Đại ( Lịch sử 6) Crôm oen, Bebetxpic,NapôLê ôngTrong lịch sử thế giới Cận đại ( Lịch sử lớp 8): có Hít le, Đimi Tơ rốp
              Những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuậ

File đính kèm:

  • docDe thi GVDG 2014 2015.doc