Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Năm học 2011-2012

a. Kiến thức:

 - Nhận biết và ghi nhớ tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I

 - Biết được chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

 - Nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 - Tích hợp môi trường: Cho HS thấy được những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa trên bản đồ.

 b. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử.

 - Bước đầu rèn luyện kỹ năng cơ bản cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.

 c. Về tư tưởng, tình cảm:

 - Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc

 - Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố.
- Tại Lãng Bạc, đã diễn ra những cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán. 
- Thế giặc mạnh, quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh.
- Mã Viện đuổi theo, Hai Bà Trưng chiến đấu oanh liệt và hi sinh ở Cấm Khê.
- Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11 - 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước, 
* Ý nghĩa : Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
 c. Củng cố - Luyện tập: ( 4’)
? Nêu ý nghĩa và tác dụng của cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng và kháng chiến chống quân xâm lược Hán thời Trưng Vương?
* Đáp: 
 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
 - Hai Bà Trưng là những vị anh hùng của dân tộc. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của Hai Bà được các thế hệ con cháu luôn cảm phục, noi theo và biết ơn Hai Bà Trưng.
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1’)
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Photo lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán dán vào tập.
- Xem trước bài “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế”
 ......................................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian....................................................................................................................
Nội dung:...................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:............................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/1/2012 Ngày dạy:16/1/2012 Lớp 6D
 17/1/2012 Lớp 6C
 18/1/2012 Lớp 6A
 20/1/2012 Lớp 6B
Bài 19 TiÕt 21:
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
( Giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI)
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 a. Kiến thức: 
 - Nhận biết nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta.
 - Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
 - Tích hợp môi trường: Cho Hs biết được tình hình kinh tế nước ta trong thời Bắc thuộc vẫn tiếp tục phát triển.
 b. Kỹ năng:
 - Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
 - Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong kiến phương Bắc.
 c. Tư tưởng, tình cảm:
 - Bản chất tàn bạo của bọn cướp nước phong kiến Trung Quốc, không những chúng muốn cướp nước ta mà còn muốn cả dân tộc , tiêu diệt dân tộc.
 - Nhân dân ta không ngừng đấu tranh về mọi mặt để thoát khỏi tai họa đó.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a. Giáo viên: - Bản đồ Việt Nam.
 - Lược đồ nước Âu Lạc thế kỷ I – III.
 b. Học sinh: Học bài cũ + Xem trước bài mới
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
? Hãy nêu những việc làm cụ thể để xây dựng đất nước, gìn giữ độc lập thời Trưng Vương ? Tác dụng và ý nghĩa từng việc làm đó ?
Đáp: - Những việc làm của chính quyền Trưng Vương:
 +Phong tước cho những người có công, lập lại chính quyền.
 + Trao quyền cai quản cho các Lạc tướng.
 + Xá thuế cho dân.
 +Bãi bỏ các thứ lao dịch nặng nề.
à Thể hiện ý chí quyết tâm của chính quyền độc lập.
*. Giới thiệu bài : ( 1’)
 Do lực lượng quá chênh lệch, mặc dù nhân dâ ta chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường nhưng cuối cùng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thất bại, từ đó nước ta lại bị phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ. Trong thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, bọn phong kiến thi hành chính sách cai trị và bóc lột dã man, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Tuy nhiên để duy trì cuộc sống, nhân dân ta vẫn duy trì và phát triển sản xuất về mọi mặt.
 b. Dạy nội dung bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
GV: dùng lược đồ âu Lạc để trình bày cho HS rõ những vùng đất của Châu Giao.
? Từ thế kỷ I, Châu Giao gồm những vùng đất nào ?
? Đầu thế kỷ III, chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc có gì thay đổi ?
Gv giải thích: Bởi vì thế kỉ III nhà Đông Hán suy yếu, TQ bị phân chia thành 3 quốc gia nhỏ là Nguỵ, Thục, Ngô
? Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của Châu Giao ?
? Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị ?
? Bộ máy nhà nước trong giai đoạn này có gì khác so với bộ máy trước cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi cai trị này ?
? Nhà Hán thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta bằng hình thức nào ?
? Tại sao nhà Hán lại đánh thuế nặng vào muối và sắt ?
Gv giải thích: Như vậy chúng ta sẽ hạn chế được sự phát triển kinh tế ở nước ta và hạn chế sự chống đối của dân ta để dễ bề thống trị.
? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô h ộ ?
? Ngoài chính sách bóc lột thuế má, cống nạp, phong kiến Trung Quốc còn thực hiện những chính sách nào ?
? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta ?
? Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt như thế nào ?
? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt ?
? Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề sắt ở Châu Giao như thế nào ?
? Căn cứ vào đâu, em khẳng định rằng nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển?
? Vì sao nghề rèn sắt vẫn phát triển ?
*Tích hợp MT: ? Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển ?
Gv giảng: Để diệt sâu đục thân cây cam người ta đã nuôi kiến vàn cho chúng làm tổ trên cây cam để diệt sâu, kĩ thuật dùng côn trùng để diệt côn trùng.
* Tích hợpMT: ? Ngoài nghề nông, người Châu Giao còn biết làm những nghề nào khác ?
? Những sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp đã đạt đến trình độ như thế nào ?
* Tích hợp MT: ?Thương nghiệp trong thời kỳ này ra sao ?
* Kết luận toàn bài : Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạo. Tuy bị lâm vào cảnh khống cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. 
- Gồm 6 quận của Trung Quốc (Quảng Châu) và 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
- Trung Quốc chia thành 3 nước: Nguỵ, Thục, Ngô. Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (âu Lạc cũ)
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Là 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
- Nhà Hán đã trực tiếp nắm quyền từ trung ương đến địa phương.
- Trước cuộc khởi nghĩa, Lạc tướng đứng đầu huyện là người Việt, đến thế kỷ III huyện lệnh là người Hán.
- Nhà Hán thắt chặt hơn bộ máy cai trị đối với dân ta.
- Đóng thuế (muối và sắt ), lao dịch và nộp cống (sản vật quý, sản phẩm thủ công và thợ khéo)
- Đánh thuế muối và sắt chúng sẽ bóc lột được nhiều hơn (vì mọi người dân đều phải dùng muối và sắt)
- Các thế lực phong kiến phương Bắc tìm mọi cách bóc lột, đàn áp nhân dân ta một cách tàn bạo, nặng nề.
- Đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán.
- Thực hiện ý đồ đồng hoá nhân dân ta, chúng muốn biến nước ta thành quận, huyện thuộc TQ biến nhân dân thành người Hán.
- Đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
- Để kìm hãm nền kinh tế nước ta và đề phòng nhân dân ta nổi dậy.
- Vẫn phát triển (các di chỉ, mộ cổ, truyền thuyết Thánh Gióng )
- Trong các di chỉ, mô cổ thuộc thế kỉ I- VI , chúng ta tìm được nhiều công cụ sắt: rìu, mai thuổng, dao... nhiều vũ khí sắt: kiếm, giáo, lao, kích, nhiều công cụ gia đình: nồi gang, chân đèn, đỉnh sắt.
Thế kỉ XIII, nhân dân ven biển đã biết dùng lưới sắt để khai thác san hô. Ở miền Nam người ta còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
- Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành lại độc lập.
- Biết dùng trâu, bò kéo cày, đắp đê phòng lũ lụt, biết làm thuỷ lợi, biết trồng hai vụ lúa một nămBiết sử dụng phân bón. Chăn nuôi nhiều gia súc.
- Nghề thủ công: rèn sắt, làm gốm, tráng men, vẽ trang trí.
- Nghề dệt phát triển.
- Người ta đã dệt được nhiều loại vải bông, gai, tơ... họ còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của Âu Lạc, các nhà sử học gọi là “ vải Giao Chỉ ”
- Những sản phẩm này trở thành đồ cống phẩm (sản phẩm tốt, đẹp cống nạp cho phong kiến Trung Quốc)
- Phát triển, chính quyền giữ độc quyền về ngoại thương.
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI. ( 20’)
a. Ách thống trị của các triều đại Trung Quốc:
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Đưa người Hán sang cai trị các huyện.
b. Nỗi thống khổ của nhân dân ta:
- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và nộp cống nặng nề.
c. Đẩy mạnh đồng hoá:
- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi ? ( 15’)
a. Công cụ sắt và nghề nông:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển, nhân dân chế tạo được nhiều công cụ sản xuất, vũ khí.
- Nông nghiệp phát triển:
- Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm 
b. Các nghề thủ công và buônbán:
- Nghề rèn sắt, nghề gốm, nghề dệt phát triển mạnh mẽ.
- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. 
- Việc buôn bán trong và ngoài nước cũng phát triển. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
c. Củng cố - Luyện tập: ( 3’)
? Nghề thủ công cổ truyền của nhân dân ta thế kỉ I- VI là gì?
 - Nghề rèn sắt.
 - Nghề gốm có tráng men, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây nhà.
 - Nghề dệt các loại vải bằng tơ.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1’)
 - Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
 - Xem trước bài : “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tt)”
*******************************
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢ

File đính kèm:

  • doclich su tiet 1923.doc
Giáo án liên quan