Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 16, Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Nguyên

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh thấy rõ giá tri của thành Cổ Loa:

- Thành Cổ Loa là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước.

- Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo, thể hiện tài năng quân sự của cha ông ta.

2- Kĩ năng:

Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác với kẻ thù.

B - THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.

- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần

- Một số câu chuyện cổ tích.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tư liệu Lịch sử 6. tài liệu chẩn kiến thức

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 16, Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Ngày soạn: 04 / 12 / 2010
Tiết: 16
Ngày dạy: 08 / 12 / 2010
Bài: 15
Nước âu lạc
( Tiếp theo )
a - mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh thấy rõ giá tri của thành Cổ Loa:
Thành Cổ Loa là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước.
Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo, thể hiện tài năng quân sự của cha ông ta.
2- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác với kẻ thù.
B - Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.
- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần
- Một số câu chuyện cổ tích.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tư liệu Lịch sử 6. tài liệu chẩn kiến thức
- Bài tập Lịch sử 6.
C - Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc và giải thích?
* Giới thiệu bài mới:
Đứng trước hoạ ngoại xâm Thục Phán ADV đã làm gì liệu ADV có giữ được dân tộc? Bài học cho dân tộc qua sự kiện đó?
4 - Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? Sau khi Thục Phán An Dương Vương lên ngôi đã thực hiện những công việc gì?
- GV treo sơ đồ thành Cổ Loa phóng to.
-? Dựa vào phần chú giải SGK, em hãy cho biết thành Cổ Loa có mấy vòng thành? Cơ quan đầu não của nhà nước Âu Lạc ở chỗ nào?
-? Em có nhận xét gì về cách bố trí của thành, về việc xây dựng thành?
-? Vì sao nói thành Cổ Loa là một “quân thành”?
-? Em có biết thành Cổ Loa hiện còn dấu tích ở đâu?
-? Em thử nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- HS đọc SGK.
- Xây thành Cổ Loa.
- 3 vòng thành khép kín.
- Cách bố trí thể hiện sự tài giỏi, là công trình to lớn, đồ sộ cách nay trên 2000 năm.
- Là nơi có lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh, nhiều vũ khí đồng.
- HS trả lời.
- Giống bộ máy nhà nước.
- Khác: Kinh đô, thành Cổ Loa quyền lực của ADV tập trung hơn.
- Sau khi kháng chiến chống Tần thắng lợi, An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê , một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng, có 3 vòng khép kín với chu vi khoảng 16000 m như hình trôn ốc, sau này gọi là Loa Thành hay thành Cổ Loa.
(SGK)
- Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau.
- Bên trong thành nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu , Lạc tướng.
- ỏ cách nay hơn 2000 năm , mà trình độ kỹ thuật còn thấp kém thì công trình Cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt Cổ.
 à Thành vừa là kinh đô vừa là công trình quân sự lớn
- Lực lượng quốc phòng: gồm bộ binh và thuỷ binh, nhiều vũ khí bằng đồng.
5 - Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 5.
-? Nước Triệu được thành lập trong hoàn cảnh nào?
-? Triệu đà đem quân xâm lược Âu Lạc như thế nào? kết quả?
-? Theo em, yếu tố nào làm nên chiến thắng của quân ta?
GV: Triệu Đà không từ bỏ âm mưu xâm lược Âu Lạc.
-? Theo em, truyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ nói lên điều gì?
-? Triệu Đà có đạt được âm mưu của mình không?
-? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của ADV? Sự thất bại ấy để lại cho đời sau bài học gì?
- GV: Do chủ quan, ADV đã mắc mưu địch để “cơ đồ đắm biển sâu” đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
- HS đọc SGK.
- HS trả lời theo SGK.
- Nhân dân dũng cảm, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
- Không đánh được phải dùng mưu kế.
- Chia rẽ nội bộ sau đem quân đánh.
- Do chủ quan, quá tin vào lực lượng của mình nên ADV mắc mưu kẻ thù, nội bộ không thống nhất. Đó là bài học lớn về chống ngoại xâm của dân tộc.
- Năm 207 TCN nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt đất 3 quận lập ra nước Nam Việt.- 
- Năm 181- 180 TCN Triệu Đà đem quân đánh xuống Âu Lạc
- Quân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững nền độc lập.
- Triệu Đà biết không thể đánh được , bèn vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương do chủ quan không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng. 
 àÂu Lạc rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà.
* Nguyên nhân thất bại:
- Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.
- Nhớ lại truyện Mị Châu – Trọng Thuỷ (đơn giản hoá sự thực về âm mưu cướp nước Âu Lạc của triệu Đà).
*Củng cố bài học:
- GV khái quát lại vấn đề.
? Em có nhận xét gì về thành Cổ Loa?
? Vì sao Triệu Đà lại xâm lược được Âu lạc?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nội dung của bài.
- Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • docTiet 16.doc